Ai đã bảo vệ Moscow khỏi tay Hitler năm 1941?

Hitler đã thất bại trong cuộc đối đầu với Stalin của Liên Xô năm 1941
Hitler đã thất bại trong cuộc đối đầu với Stalin của Liên Xô năm 1941
(PLO) -Những cuộc phản công của Hồng quân Xôviết ở ngoại ô Moscow diễn ra vào ngày 25/12/1941 đã làm phá sản kế hoạch Blizkrieg của Hitler, phát xít đã phải rút lui 200 km. Một số chuyên gia vẫn còn bất đồng quan điểm trong việc lực lượng nào đã đứng ra bảo vệ Moscow năm 1941. 

Một số người tin rằng, đó là những binh đoàn Siberi; nhưng số khác lại cho rằng, thắng lợi cũng thuộc về những sư đoàn được lập lên bởi các lực lượng từ nhiều vùng miền trên đất nước, trong khi sư đoàn Siberi cùng những sư đoàn khác chỉ giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến đẫm máu kéo dài từ tháng 12/1941 cho tới tháng 6/ 1942. Vậy ai đúng, ai sai trong nhận định này?

Hai nhà sử học Kirill Alexandrov và Aleksey Isayev,  những người đã bỏ ra một thời gian dài nghiên cứu về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô, chia sẻ quan điểm của mình.

“Làn gió Siberi”

Theo nhà sử học Kirill Alexandrov: “Tôi đồng ý với quan điểm cho rằng, Moscow đã được bảo vệ bởi sư đoàn Siberi. Sư đoàn này được điều động từ vùng lãnh thổ phía đông của tổ quốc, có thể từ sau dãy Ural hoặc tận vùng Viễn Đông trở về sau khi nhận được tin báo rằng, Nhật sẽ không tuyên chiến với Liên Xô”.

Chính làn gió Siberi này đã chặn đứng cuộc tấn công của quân Đức vào thủ đô Moscow nhưng đáp án cho câu hỏi lực lượng nào đã bảo vệ Moscow dường như không quá quan trọng. Vào thời điểm đó, quân đội Đức đã rệu rã sau hàng loạt cuộc phản công của Hồng quân.  Tuy lấn lướt 215 sư đoàn Hồng quân, phát xít Đức  cũng gánh chịu những thiệt hại vô cùng nặng nề, không thể khôi phục lại lực lượng, đặc biệt là vũ khí chiến đấu.

Trong khi đó, một sư đoàn Hồng quân bại trận lại được tăng viện bằng 2 sư đoàn mới, trong đó bao gồm cả sư đoàn Siberi. Cũng phải nói thêm rằng, thời tiết khắc nghiệt của mùa đông Nga đã đóng một vai trò rất quan trọng. Quân đội Đức đã không được trang bị đủ áo ấm và vũ khí  trong khi Hồng quân lại không gặp phải những rắc rối trên.

Lính Đức (áo đen) giơ tay hàng Hồng quân Liên Xô
Lính Đức (áo đen) giơ tay hàng Hồng quân Liên Xô

Sự hỗ trợ từ đồng minh

Sự hỗ trợ của quân Đồng minh cũng là rất to lớn. Sư đoàn Siberi đã được tái cấp vũ khí trong khoảng thời gian 1941 -1942 và sử dụng nguồn tài lực từ phương Tây. Lực lượng Đồng minh đã có những giúp đỡ đáng kể trong cung cấp xăng dầu và phương tiện không quân cho Hồng quân. Đó là nguyên nhân chính dẫn tới nửa sau năm 1941, ngành hàng không Đức đã chịu những thiệt hại khổng lồ.

Tuy vậy , ngay cả khi quân Đức chiếm được  Moscow, thì cũng chưa thể khắc phục được điểm yếu của mình. Liên Xô có một nguồn cung cấp khổng lồ về năng lượng và vật tư. Trong khi đó, Hitler lại không có một nguồn tài trợ nào cho những hoạt động quân sự ở phía Tây Liên Xô.

“Tuy nhiên, cũng không phải tất cả sư đoàn Siberi cùng tham gia đánh tại Moscow, một phần của sư đoàn này vẫn còn đóng quân dọc theo biên giới Viễn Đông.”- nhà sử học Kirill Alexandrov nói thêm.

Còn nhà sử học Aleksey Isayev cho rằng, Sư đoàn Siberi là câu chuyện được tưởng tượng ra bởi người Đức, những người có xu hướng cho rằng, bất cứ ai mặc áo rét dày cũng đều là người Siberi. Nhưng cũng phải nói rằng, những chiến sĩ Siberi đã đóng một vai trò to lớn trong chiến thắng của Hồng quân tại Moscow.

“Bên cạnh đó, cũng phải kể đến sự tham gia chiến đấu của những người dân Moscow, Ural và nước cộng hòa Udmurtia. Trong cuộc diễu hành nổi tiếng tổ chức vào ngày mùng 7/11 năm 1941, một sư đoàn từ Ivanovo ( thuộc Moscow)  đã diễu qua Quảng Trường Đỏ ”- nhà sử học cho biết…/.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.