Ai cho phép “đào mộ” tàu Titanic?

Hình ảnh tàu Titanic bị đắm.
Hình ảnh tàu Titanic bị đắm.
(PLVN) - Một Tòa án ở Mỹ lần đầu tiên cho phép tiến hành hoạt động dưới nước để trích xuất máy phát vô tuyến Marconi từ tàu Titanic bị chìm. Việc mở thân tàu dự kiến thực hiện vào mùa hè năm 2020, theo tờ New York Times.

Giấy phép cho hoạt động của công ty R.M.S Titanic do thẩm phán Rebecca Beach Smith của Tòa án Norfolk (bang Virginia, Mỹ) cấp. Đại diện công ty đã bày tỏ việc cần thiết vớt lên lập tức chiếc máy phát vô tuyến độc đáo gắn trên tàu.

“Thiết bị Marconi có ý nghĩa giá trị quan trọng về lịch sử, giáo dục, khoa học và văn hóa” - thẩm phán Beach Smith tuyên bố khi đồng ý với lập luận của công ty R.M.S Titanic. 

Tàu Titanic dưới đáy đại dương.
 Tàu Titanic dưới đáy đại dương.

“Sẽ giống như thăm dò địa điểm Trung tâm Thương mại Thế giới ngày 12/9 (sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001). Không ai tự coi mình là kẻ cướp đào mộ, - ông Concannon nhấn mạnh.

Theo nhận định của các chuyên gia nghiên cứu tàu Titanic, trong tương lai gần máy thu phát Marconi khi xưa từng phát tín hiệu gặp nạn có nguy cơ biến thành mảnh vụn nát dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, kế hoạch hành động trục vớt cũng gặp phải vật cản.

Cụ thể, Cơ quan Quản lý nghiên cứu Khí quyển và Đại dương Quốc gia (Mỹ) cho rằng lợi ích giả định của việc mở tàu Titanic thực ra không đáng bỏ kinh phí. Chuyên gia lặn biển lừng danh Ryan King thì chỉ trích hoạt động của công ty dưới góc độ quan điểm đạo đức: “Đó là một ngôi mộ, cần được tôn trọng”.

Tàu Titanic ở cảng Southampton trước khi khởi hành.
Tàu Titanic ở cảng Southampton trước khi khởi hành. 

Ông David Concannon - Luật sư của R.M.S Titanic - tuyên bố, Công ty sẽ cố gắng hết sức để đưa vật chứng lịch sử từ đáy biển lên càng sớm càng tốt, và sẽ cố gắng không rạch vào thân tàu hay gây thiệt hại vật chất cho tàu Titanic. Theo ý tưởng của các chuyên gia, họ có thể sẽ vào cabin điện báo của tàu qua lối cửa nóc phía trên mái che.

Đại du thuyền chạy bằng hơi nước Titanic bị đắm vào đêm rạng ngày 15/4/1912 ở phía bắc Đại Tây Dương, cách đảo Newfoundland khoảng 600 km về phía đông-nam. Thảm họa xảy ra do tàu Titanic va vào tảng băng trôi. Hơn 1.500 hành khách thiệt mạng, khoảng 700 người được cứu thoát.

Đọc thêm

Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva chúc mừng Quốc khánh Lào

Đại sứ Việt Nam Lê Thị Tuyết Mai và Đại sứ Lào Latsamy Keomany khẳng định các Cơ quan đại diện của Việt Nam và Lào tại Geneva sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, đóng góp tích cực cho mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước. Ảnh: Phóng viên TTXVN tại Geneva.
(PLVN) - Chiều 1/12, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai dẫn đầu đoàn đại biểu của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva tới chúc mừng Phái đoàn đại diện thường trực Lào tại Geneva nhân dịp kỷ niệm 48 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975-2/12/2023).

Các quốc gia hào hứng với 'Ngày hội ôm quốc tế'

Các quốc gia hào hứng với 'Ngày hội ôm quốc tế'
(PLVN) - Nhiều quốc gia trên thế giới có ngày hội ôm của riêng mình nhưng mục đích của những ngày hội này đều tương tự nhau. Đó là khuyến khích mọi người thể hiện cảm xúc và nghĩa cử yêu thương với nhau nhiều hơn.

Sau COVID-19, thế giới có gì?

Thế giới đã thay đổi sau đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
(PLVN) - COVID-19 đã trở thành bệnh thông thường ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều lo ngại thường trực là với hơn 500 loại Coronavirus, biết khi nào một trong số chúng lại đột biến để gây đại dịch cho người, chưa kể vô số loại virus khác cũng đều có nguy cơ gây đại dịch.

Thụy Sĩ đóng băng tài sản trị giá gần 9 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ vốn là một điểm đến ưa thích của những người Nga giàu có và là nơi cất giữ tài sản của họ. Ảnh minh hoạ: Internet.
(PLVN) - Thụy Sĩ thông báo, từ đầu năm đến nay, nước này đã đóng băng các tài sản của Nga trị giá khoảng 7,7 tỷ franc Thụy Sĩ (tương đương 8,81 tỷ USD) theo các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.

Việt Nam kêu gọi duy trì cách tiếp cận mở, đa phương đối với vấn đề di cư

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva phát biểu tại khóa họp lần thứ 114 Hội đồng Tổ chức di cư quốc tế (IOM), Geneva ngày 28/11/2023. Nguồn: Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, từ ngày 27-29/11, tại Geneva, Khóa họp lần thứ 114 Hội đồng của Tổ chức di cư quốc tế (IOM) đã diễn ra với sự tham dự của đại diện 175 quốc gia thành viên, đặc biệt trong đó có sự tham dự của hơn 30 lãnh đạo cấp Nguyên thủ và Bộ trưởng.