Ai chịu trách nhiệm vụ 'nước sạch sông Đà' nhiễm dầu?

Ngày 14/10, kênh dẫn nước vào Nhà máy nước sạch sông Đà gần một km vẫn có dầu lẫn vào nước
Ngày 14/10, kênh dẫn nước vào Nhà máy nước sạch sông Đà gần một km vẫn có dầu lẫn vào nước
(PLVN) - Tại hội nghị do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức hôm qua (15/10), chuyện ai phải chịu trách nhiệm về chuyện “nước sạch sông Đà” cung cấp cho hàng trăm ngàn hộ dân tại Hà Nội bị nhiễm bẩn chưa có câu trả lời.

Thấy dầu thải vẫn mặc kệ

Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, kết quả kiểm tra xác định tại khu vực đầu nguồn ở khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình có vụ đổ dầu nhớt thải trộm, chảy lan ra suối rồi chảy vào hồ Đầm Bài (là hồ chứa nước để cấp cho nhà máy). 

Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) phát hiện việc này từ sáng ngày 08/10/2019, nhưng đã không có bất cứ báo cáo nào với cơ quan chức năng Hòa Bình, Hà Nội; cũng không có bất cứ hành vi ứng cứu ngăn chặn ô nhiễm theo quy định mà cứ để mặc kệ, dẫn đến váng dầu này chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước, rồi chảy vào hệ thống phân phối đến các hộ khách hàng Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân.

Về kết quả lấy mẫu xét nghiệm, ông Dục cho hay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Sở Y tế đã lấy nhiều mẫu nước tại nhiều vị trí để xét nghiệm, kết quả theo QCVN 01:2009/BYT xác định các mẫu xét nghiệm đều có hàm lượng Styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép (20mg/l) theo QCVN 01:2009/BYT từ 1,3 đến 3,65 lần (tại các vòi hộ gia đình, hàm lượng Styren thấp hơn tại nhà máy và các điểm chứa trung gian). Các chỉ tiêu giám sát nước độ A: 8/8 mẫu nước đạt quy chuẩn đối với 14/15 chỉ tiêu giám sát. Chỉ tiêu mùi vị là không đạt. 

Từ kết quả xác minh, kết quả giám định, xác định mùi khét là do chất Styren có từ dầu thải gây ra kết hợp với mùi nồng nặc của chất clo (kết quả xét nghiệm có hàm lượng 0,8mg/l).

UBND TP đã yêu cầu Viwasupco tổ chức khắc phục ngay các chất dầu thải tại khu vực đầu nguồn tại khe núi xã Phú Minh, cũng như vùng dầu hiện còn trên hồ Đầm Bài. Công ty cần súc xả toàn bộ hệ thống nước sạch sông Đà từ nhà máy, bể chứa, các tuyến đường ống truyền dẫn, phân phối, kể cả các bể chứa khu chung cư, toàn bộ tại các địa bàn người dân sử dụng nước do công ty cung cấp. 

Hà Nội cũng giao Sở Xây dựng phối hợp với Sở Y tế, chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ việc khắc phục hậu quả của Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông và lãnh đạo Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà. Đặc biệt giao Sở Xây dựng tập hợp hồ sơ, bao gồm các báo cáo của Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông và Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà và các nhân viên vận hành nhà máy vào ngày 8/10/2019 với vai trò là đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy nước mặt sông Đà, nhà cung cấp dịch vụ đã không kịp thời thông tin. “Cho đến nay vẫn không cộng tác với các cơ quan quản lý nhà nước, chưa có báo cáo, cảnh báo, khắc phục việc để dầu vào nguồn nước để chuyển các cơ quan chức năng. Đề nghị xử lý đúng theo quy định của pháp luật”, ông Dục nói.

Viwasupco nhất quyết không xin lỗi

Tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết, theo quy định, ngành Y tế có trách nhiệm kiểm tra giám sát chất lượng nước. Hiện theo quy định tiêu chuẩn nước Việt Nam có 109 chỉ tiêu để kiểm tra phân loại theo mức độ A, B, C. Trong số này, có 14 chỉ tiêu A và 17 chỉ tiêu B, 78 chỉ tiêu C. 

Với các chỉ tiêu A, các nhà máy nước phải thực hiện nội kiểm một tuần một lần còn ngành Y tế kiểm soát 1 tháng 1 lần. Với chỉ tiêu B, 6 tháng 1 lần, với chỉ tiêu C 2 năm một lần. Khi nào nhà máy nước thay đổi hoặc bắt đầu đưa vào sử dụng thì kiểm tra tất cả các chỉ tiêu. Chất Styren nhằm trong nhóm chỉ tiêu C, tức 2 năm mới phải kiểm tra 1 lần hoặc khi có chỉ dấu bất thường thì ngành Y tế sẽ vào cuộc.

Về việc nước Công ty Nước sạch Sông Đà cung cấp cho người dân có nồng độ chất Styren cao hơn mức độ cho phép có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không, ông Hạnh cho biết, có 3 tiêu chí để xác định chất lượng nhưng chỉ riêng việc nước có mùi do styren là đã không đảm bảo chất lượng. “Còn styren ảnh hưởng sức khỏe như thế nào thì hiện nay chưa có tài liệu chính thức nói rất rõ ràng mức độ nào, như thế nào”, ông Hạnh cho rằng mỗi nước có quy định khác nhau.

Ông Hạnh cho biết Sở Y tế đã họp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp, Cục Quản lý môi trường và thống nhất phải có giám sát toàn diện hơn, lấy mẫu nhiều hơn, ở cả nhà máy, trên đường ống và cả hộ gia đình để có giám sát chặt chẽ hơn chất lượng nước.

Tại cuộc họp báo, rất nhiều cơ quan báo chí đã đặt câu hỏi về trách nhiệm của Viwasupco mà cụ thể là Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Tốn, thậm chí, có ý kiến cho rằng ông Tốn phải từ chức vì cách xử lý vụ việc. Tuy nhiên, dù được chủ trì cuộc họp nhắc nhở, ông Tốn vẫn vòng vo trong trả lời. Theo ông Tốn, ngay sau khi phát hiện vụ việc, công ty đã huy động nhân viên và thuê người ngoài dùng phao chuyên dụng quây cách ly không cho dầu lan vào khu bể ngăn lấy nước và vớt toàn bộ dầu loang và “vì phải tập trung toàn bộ nhân viên để ra vớt dầu nên đến ngày 10/10, công ty mới có báo cáo gửi cơ quan chức năng Hòa Bình”.  

Ông Tốn cũng cho rằng do máy móc đơn vị báo vẫn đạt tiêu chuẩn chỉ tiêu A nên vẫn tiếp tục cấp nước, dù thực tế Styren chỉ phát hiện được qua kiểm tra chỉ tiêu C. Đến ngày 10/10, công ty nhận được phản ánh của khách hàng và báo chí nên đã cho phòng thí nghiệm đi kiểm tra lại. Ông Tốn cho rằng “nước ra tại nhà máy trong hai ngày 10 và 11 vẫn đảm bảo”. 

Lý giải về lý do không dừng cấp nước và không có báo cáo TP Hà Nội, ông Tốn “chia sẻ thật”: “Thực ra lúc bấy giờ, với thâm tâm, 80% tôi muốn dừng nhưng đến ngày 10/10, việc xét nghiệm chỉ tiêu A, nội hàm cho thấy nước không vấn đề gì”. Vị này cũng cho rằng “bản thân đã tham khảo ý kiến một số chuyên gia và được khuyên rằng “bây giờ anh đồng ý cắt nước thì lý do gì cắt nước, anh bảo ô nhiễm thì chứng cứ đâu trong khi kết quả kiểm tra nội hàm của anh vẫn đảm bảo?” nên tiếp tục cấp nước”.

Về việc chất Styren có xử lý được không, ông Tốn cho rằng trong dây chuyền của công ty có một máng hớt váng “song công nghệ xử lý được cái này không thì không dám chắc vì lần đầu tiên xảy ra”. Ông Tốn cũng cho rằng: “Chúng tôi không đặt lợi nhuận mà đặt sức khoẻ của người dân lên trên hết. Qua vụ việc chúng tôi nhận lỗi rút kinh nghiệm khi hồi đáp phản ánh của khách hàng không kịp thời” và cho biết nếu sai thì sẽ xin lỗi khi báo chí yêu cầu ông gửi lời xin lỗi chính thức đến toàn bộ người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố. 

Hôm qua (15/10), Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo Công an tỉnh Hòa Bình tổ chức điều tra làm rõ hành vi đổ trộm chất dầu thải tại khe núi tại xã Phú Minh; cũng như hành vi thiếu trách nhiệm của cán bộ, lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà khi biết rõ có sự ô nhiễm từ nguồn dầu thải đã không có hành vi ngăn chặn kịp thời dẫn đến sự cố ô nhiễm toàn bộ hệ thống cung cấp nước cung cấp cho người dân tại quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.