Ai chịu trách nhiệm vụ đưa tranh giả vào Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM?

Những bức tranh trở về từ châu Âu.
Những bức tranh trở về từ châu Âu.
(PLO) - Vụ rắc rối pháp lý quanh các bức tranh được cho là giả, kém chất lượng trưng bày trong Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM tại buổi triển lãm “Những bức tranh từ châu Âu về” vừa qua giới chuyên môn đặt ra câu hỏi, liệu có sự dễ dãi trong việc xét duyệt, đưa tranh vào triển lãm tại Bảo tàng, và ai là người phải chịu trách nhiệm cho sự việc vừa xảy ra?

Vẫn chờ kết quả giám định cuối cùng

Ngày 10/7, cuộc triển lãm tranh “Những bức tranh từ châu Âu về” đã được khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM. Cuộc triển lãm đã thu hút giới chuyên môn và dư luận, với 17 bức tranh quý được cho là sáng tác của “bộ tứ huyền thoại” trong làng mỹ thuật Việt Nam là (Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái) cùng các họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương nổi tiếng khác như Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Sỹ Ngọc, Tạ Tỵ.

Chủ nhân của bức tranh là ông Vũ Xuân Chung, toàn bộ tranh được mua từ ông Jean François Hubert - một chuyên gia thẩm định tranh Việt Nam tại sàn đấu giá Christie’s Hong Kong. Tuy nhiên, ngay sau khi triển lãm diễn ra, nhiều họa sĩ có tiếng tại Việt Nam đã bày tỏ nghi vấn về tính xác thực của các bức tranh, làm dấy lên nghi án tranh giả.

Sau một thời gian gây ồn ào, đồn đoán, mới đây, Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM đã có cuộc họp báo ra đưa ra thông cáo chính thức gửi báo chí, theo đó khẳng định những nghi vấn là có cơ sở. Sau khi thông qua ý kiến các các nhà quản lý, các chuyên gia mỹ thuật, kết luận đưa ra cho thấy, 15 bức tranh thuộc Bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung đang triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM là không phải bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện.

Ngoài ra, 2 bức tranh trong Bộ sưu tập này là mạo danh chữ ký họa sĩ Tạ Tỵ và họa sĩ Sỹ Ngọc. Từ đó, tất cả 17 bức tranh thuộc Bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung đã được tạm giữ để phục vụ công tác điều tra. 

Đại diện Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM cho biết thêm, kết luận nói trên chỉ là động thái bước đầu. Hiện Bảo tàng đang đề nghị cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng xử lý vụ việc. Các bức tranh sẽ được đưa đi giám định bởi cơ quan chuyên môn, thông qua các phương pháp giám định hiện đại để đưa ra kết quả cuối cùng. Từ kết quả đó, Bảo tàng sẽ có những hướng đi tiếp theo phù hợp.

Quy trình thẩm định tranh có vấn đề?

Vụ việc đã gây ra một tai tiếng đáng kể cho giới mỹ thuật, thậm chí, bên ngoài buổi họp đưa ra kết luận, đã suýt xảy ra xô xát giữa chủ nhân các bức tranh và họa sĩ được cho là có tranh bị mạo nhận. Theo họa sĩ Lương Xuân Đoàn, những năm gần đây, trong các bức tranh quý của các họa sĩ nổi tiếng “hồi hương” sau thời gian lưu lạc, đã xuất hiện nhiều bức tranh nhái, giả, ngoài những bức đã bị phát hiện thì còn rất nhiều tranh đang trôi nổi trên thị trường, đó là thực trạng hết sức đau lòng. Từ vụ việc này, dư luận cũng đã đặt ra câu hỏi quanh quy trình trước khi đưa ra triển lãm.

Trước đây, tranh được triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật là một bảo chứng về chất lượng, giá trị, đối với họa sĩ, nhà sưu tập. Giờ đây, dưới cơ chế thị trường, phải chăng đã có sự dễ dãi trong việc thẩm định từ phía Bảo tàng khiến tranh giả, tranh kém chất lượng có cơ hội bước vào cuộc triển lãm một cách rình rang?

Trao đổi với PLVN về điều này, ông Trịnh Xuân Yên -  Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM cho biết, từ trước đến nay, để chấp thuận một cuộc triển lãm tranh tại Bảo tàng, các bức tranh trong triển lãm đều phải trải qua một quy trình khá chặt chẽ. Đầu tiên, đơn vị thực hiện triển lãm sẽ hoàn tất hồ sơ về các bức tranh trong triển lãm, theo đó, các bức tranh sẽ được chụp lại với cỡ ảnh 10x15 cùng với xuất xứ, tác giả… và nộp vào Bảo tàng. Sau đó, hồ sơ sẽ được một Hội đồng chuyên môn của Bảo tàng đánh giá chất lượng. Sau cuộc họp đánh giá này, nếu tranh được chấp thuận sẽ có biên bản đề xuất đến Sở VH,TT&DL cấp phép để tổ chức triển lãm. 

Trong vụ việc triển lãm “Những bức tranh từ châu Âu về” lần này, ông Trịnh Xuân Yên khẳng định, Hội đồng chuyên môn đã xét duyệt theo đúng quy trình. Kèm theo đó, ông Vũ Xuân Chung, chủ nhân của bộ sưu tập cũng đã có bản cam kết trước khi diễn ra triển lãm, rằng tất cả số tranh trưng bày trong triển lãm là tranh thật và ông này sẵn sàng chịu trách nhiệm khi xảy ra tranh chấp hoặc các vấn đề pháp lý liên quan.

Đặc biệt, tính xác thực của mỗi bức tranh còn được xác nhận bởi chính ông Jean François Hubert chuyên gia thẩm định tranh Việt Nam tại sàn đấu giá Christie’s Hong Kong, điều này đã làm tăng tính tin cậy của hồ sơ, khiến Bảo tàng đủ căn cứ để chấp thuận cho cuộc triển lãm diễn ra. Tuy nhiên, thay mặt Bảo tàng Mỹ thuật, ông Yên cũng đưa ra lời xin lỗi với công chúng, vì đã sơ suất, thiếu thông tin dẫn đến sự việc nói trên.

Điều đáng nói là, tuy bước đầu đã có kết luận về sự giả mạo của các bức tranh nhưng ông Jean François Hubert vẫn tiếp tục khẳng định những xác nhận ban đầu của ông, đây là tranh thật. Theo thông tin từ nhiều nguồn, đây không phải là lần đầu ông Jean François Hubert dính vào một vụ tai tiếng xác nhận tranh giả.

Nhận định bước đầu, họa sĩ, nhà phê bình Nguyễn Quân cho rằng, có khả năng Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM đã bị lừa, nếu đây là sự thực, Bảo tàng có thể kiện người thuê không gian triển lãm. Nhiều họa sĩ khác thì cho rằng, vụ việc khá phức tạp, cần đến giám định của Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an), đồng thời cần có sự vào cuộc xử lý sớm của Bộ VH,TT&DL. Như vậy, vẫn còn chờ đến kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền thì sự việc mới ngã ngũ, mới phân định rõ trách nhiệm thuộc về ai.

PLVN tiếp tục thông tin về vụ việc.

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.