Ai chịu trách nhiệm chất lượng bữa ăn học đường?

Ảnh minh họa (Internet)
Ảnh minh họa (Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chất lượng bữa ăn học đường trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh và cơ quan chức năng Việc lựa chọn và quản lý các đơn vị cung cấp bữa ăn học đường đang gặp nhiều vấn đề. Vậy trách nhiệm này sẽ thuộc về ai? Cơ quan chức năng, nhà trường hay phụ huynh học sinh?

Phụ huynh muốn tham gia vào quá trình giám sát

Năm học 2023-2024, không ít vụ việc liên quan đến thực phẩm không đảm bảo chất lượng đã xảy ra tại các trường học trên cả nước. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh mà còn gây mất niềm tin từ phụ huynh đối với nhà trường và các cơ quan chức năng. Theo các chuyên gia, ở các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Mỹ, chương trình bữa ăn học đường được quy định rõ ràng, cụ thể trong luật về tiêu chuẩn dinh dưỡng cho bữa ăn, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như các quy định về cơ sở vật chất, nhân lực đào tạo chuyên sâu để có thể thực hiện được bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng, khoa học và hợp lý trong trường học.

Ở Việt Nam, việc luật hóa các vấn đề về sức khỏe học đường, dinh dưỡng học đường là giải pháp về lâu dài, nếu áp dụng ngay thì chưa thể phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để học sinh có bữa ăn học đường an toàn, lành mạnh, đủ dinh dưỡng rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành y tế, giáo dục từ Trung ương đến địa phương trong tất cả các hoạt động triển khai, giám sát, thanh tra và hỗ trợ chuyên môn cho các trường.

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT cho rằng để nâng cao chất lượng bữa ăn trường học, trước hết cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường, phụ huynh và các cơ quan chức năng trong việc lựa chọn và giám sát đơn vị cung cấp suất ăn. Các tiêu chí lựa chọn cần được thiết lập rõ ràng, minh bạch và dựa trên năng lực thực tế của đơn vị cung cấp. Nhà trường cần công khai thông tin về đơn vị cung cấp suất ăn, bao gồm nguồn gốc thực phẩm, quy trình chế biến và các chứng nhận liên quan đến an toàn thực phẩm.

Phụ huynh cần có quyền tiếp cận và tham gia vào quá trình giám sát này để đảm bảo rằng con em mình được sử dụng những bữa ăn chất lượng và an toàn.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm tại các đơn vị cung cấp suất ăn. Các doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm và cam kết về chất lượng thực phẩm mà mình cung cấp. Cần có các chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những doanh nghiệp vi phạm, nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của học sinh.

Công khai năng lực nhà cung cấp

Mặc dù nhà trường thường là đơn vị trung gian, đứng ra thu tiền từ phụ huynh và trả cho công ty cung cấp suất ăn, nhưng vai trò giám sát và đảm bảo chất lượng bữa ăn vẫn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ. Liệu phụ huynh có đủ thông tin để biết đơn vị cung cấp bữa ăn cho con mình có thực sự đạt tiêu chuẩn và an toàn?

Chị Nguyễn Vân Anh, một phụ huynh trú tại quận Ba Đình, Hà Nội phân tích trong chuỗi đảm bảo bữa ăn học đường an toàn, dinh dưỡng, đơn vị giám sát sát sao nhất sẽ là Hội phụ huynh học sinh. Chị Nguyễn Vân Anh cho rằng để có những bữa ăn chất lượng, Hội phụ huynh có thể cử luân phiên theo từng nhóm để giám sát, kiểm tra chất lượng bữa ăn theo bảng kiểm. Sau khi nhận đủ, kiểm tra đạt số lượng và chất lượng thực phẩm, sẽ đến khâu chế biến. Đến khi đưa suất ăn đến trẻ, thậm chí cha mẹ có thể ngồi ăn cùng.

Hiện nay, các trường học thường lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn thông qua các tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: những tiêu chí này có đủ để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm hay không?

Một số trường hợp, doanh nghiệp chỉ cần nộp đủ hồ sơ là có thể được xét duyệt mà không cần kiểm tra kỹ lưỡng về năng lực thực tế. Điều này đặt ra nghi vấn về sự minh bạch và công bằng trong quá trình lựa chọn. Trên thực tế, nhiều phụ huynh cũng cho rằng, việc lựa chọn các đơn vị cung cấp thực phẩm hay chế biến suất ăn tại trường học hiện nay chưa thực sự công khai minh bạch, việc lựa chọn vẫn mang tính chủ quan theo quan điểm của ban giám hiệu nhà trường.

Phụ huynh không được tham gia trực tiếp cùng với nhà trường đi thẩm định nguồn gốc thực phẩm của đơn vị cung cấp suất ăn trước khi quyết định và chưa được trực tiếp tham gia giám sát công tác nhận thực phẩm, chế biến tại bếp ăn hàng ngày. Nhiều trường cũng chưa chú trọng thông tin về thực đơn bữa ăn hàng tuần, hàng tháng để phụ huynh được biết.

Loại bỏ các “hồ sơ chào hàng”

Cùng đó, nhiều trường đang lựa chọn đơn vị cung cấp bữa ăn bán trú theo dạng "hồ sơ chào hàng" và đương nhiên, hồ sơ của các công ty đều đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn cơ bản, đáp ứng yêu cầu. Do vậy, chất lượng bữa ăn của học sinh như thế nào phụ thuộc rất lớn vào trách nhiệm, lương tâm của đơn vị cung cấp và khâu giám sát của nhà trường. Bởi vậy, phụ huynh cần có quyền được biết và tham gia vào quá trình lựa chọn đơn vị cung cấp bữa ăn cho con mình.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp cung cấp suất ăn nhập nguồn thực phẩm từ các bên thứ ba, thứ tư mà không ai có thể chắc chắn về chất lượng thực phẩm này. Rất ít đơn vị có thể tự chủ được nguồn cung cấp thực phẩm, dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào bên thứ ba với mục tiêu thu lợi nhuận cao mà không quan tâm đến chất lượng và an toàn thực phẩm.

Anh Nguyễn Xuân Bách ở quận Hà Đông, Hà Nội cũng chia sẻ rằng không có thông tin rõ ràng về số lượng doanh nghiệp nộp hồ sơ cung cấp dịch vụ hay tiêu chí lựa chọn đơn vị cung cấp. Điều này làm cho phụ huynh rất lo lắng về chất lượng bữa ăn bán trú của con em mình. Hiện nay, việc lựa chọn các đơn vị cung cấp tại nhà trường chưa thực sự công khai và minh bạch, mang tính chủ quan theo quan điểm của ban giám hiệu nhà trường.

Kinh doanh bữa ăn cho học sinh - không thể bất chấp vì lợi nhuận

Vẫn biết nhiều trường tư thực chất là đang kinh doanh giáo dục. Nhưng giáo dục là một ngành nghề kinh doanh đặc biệt, đặc biệt đối với các cấp trường mầm non, tiểu học thì vấn đề sức khỏe, sự phát triển của trẻ cần phải được ưu tiên hàng đầu. Không thể vì lợi ích kinh tế mà xem nhẹ những ưu tiên này.

Năm học vừa qua, dư luận đã rất bức xúc khi một trường Mầm non mang tên quốc tế, nhưng cung cấp cho trẻ những bữa ăn rất tệ so với số tiền mà cha mẹ học sinh phải đóng.

Hay một trường mầm non - tiểu học cũng khá nổi tiếng ở quận Cầu Giấy yêu cầu bố mẹ phải xin phép cho con nghỉ học chậm nhất là 12h trưa ngày hôm trước – mới được trừ tiền suất ăn của ngày con nghỉ học.

Thậm chí, ngay cả vào đợt rét đậm, Sở Giáo dục Hà Nội yêu cầu cho học sinh nghỉ học nếu nhiệt độ xuống thấp, và căn cứ làm cơ sở quyết định cho nghỉ học là thông tin dự báo thời tiết ở bản tin VTV lúc 6h30p sáng hàng ngày, thì phụ huynh cũng vẫn phải trả tiền cho ngày ăn của con mình – nếu không xin nghỉ từ ngày hôm trước. Lý giải sự tréo ngoe này, nhà trường cho rằng: Do yêu cầu của đối tác cung cấp bữa ăn.

70.000đ cho một ngày ăn gồm 1 bữa chính của con không phải là lớn, nhưng tôi thấy cách làm của đơn vị cung cấp bữa ăn này và nhà trường không hợp lý. Họ cho rằng thực phẩm đã chuẩn bị trước. Trong khi đó, ở tình huống ngược lại, nếu tôi đã báo nghỉ cho con, nhưng con lại đi học, thì con vẫn có suất ăn như bình thường (tất nhiên là tiền vẫn phải đóng). Đối chiếu với nhiều trường chất lượng tương đương, cả trường công lẫn trường tư ở khu vực Hà Nội, tôi không thấy trường nào quy định ngặt nghèo như vậy." - một phụ huynh tâm sự.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...