Thông tấn Nga Ria Novosti dẫn nguồn tin của kênh truyền hình Al-Jazeeza (Ả Rập) cho hay ít nhất đã có hơn 150 người chết và khoảng 4000 người khác bị thương sâu gần 1 tuần biểu tình, bạo loạn chống chính quyền tại Ai Cập.
Nguồn tin trên cho biết các khu vực có nhiều người chết và bị thương nhất trong những ngày qua là thủ đô Cairo và Alexandria, Suez.
Trong khi đó các phương tiện truyền thông nhà nước Ai Cập đã thông báo rằng văn phòng đại diện của kênh truyền hình Al - Jazeera tại thủ đô Cairo đã bị đóng của hoàn toàn.
Cũng theo nguồn tin mà Al Jazeera cung cấp, hậu quả của hoạt động biểu tình của hàng vạn thường dân Ai Cập trong suốt gần 1 tuần qua đòi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức đã buộc cựu bộ trưởng nội vụ của nước này là ông Habib al-Adli phải di tản khẩn cấp khỏi toà nhà công sở trong khi giao tranh đang nổ ra.
Trước đó, dưới sức ép của làn sóng người biểu tình bộ trưởng nội vụ Ai Cập Al-Adli và một số thành viên nội các đã bị sa thải bởi Tổng thống Hosni Mubarak.
Ông Al-Adli bị dư luận biểu tình buộc tội chính là người ra lệnh nổ súng bắn vào đám đông hàng nghìn người biểu tình đang giơ cao khẩu hiệu đòi tổng thống nước này từ chức.
Trình trạng chống đối chính quyền đương nhiệm của Ai Cập đã thực sự bắt đầu từ ngày 25/1 vừa qua. Mục đích của phong trào là đòi ông Mubarak từ chức sau 3 thập kỷ nắm quyền điều hành đất nước Ai Cập.
Đám đông người biểu tình bu kín những chiếc xe tăng của quân đội chính phủ |
Nguồn tin trên cho biết các khu vực có nhiều người chết và bị thương nhất trong những ngày qua là thủ đô Cairo và Alexandria, Suez.
Trong khi đó các phương tiện truyền thông nhà nước Ai Cập đã thông báo rằng văn phòng đại diện của kênh truyền hình Al - Jazeera tại thủ đô Cairo đã bị đóng của hoàn toàn.
Cũng theo nguồn tin mà Al Jazeera cung cấp, hậu quả của hoạt động biểu tình của hàng vạn thường dân Ai Cập trong suốt gần 1 tuần qua đòi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức đã buộc cựu bộ trưởng nội vụ của nước này là ông Habib al-Adli phải di tản khẩn cấp khỏi toà nhà công sở trong khi giao tranh đang nổ ra.
Trước đó, dưới sức ép của làn sóng người biểu tình bộ trưởng nội vụ Ai Cập Al-Adli và một số thành viên nội các đã bị sa thải bởi Tổng thống Hosni Mubarak.
Ông Al-Adli bị dư luận biểu tình buộc tội chính là người ra lệnh nổ súng bắn vào đám đông hàng nghìn người biểu tình đang giơ cao khẩu hiệu đòi tổng thống nước này từ chức.
Trình trạng chống đối chính quyền đương nhiệm của Ai Cập đã thực sự bắt đầu từ ngày 25/1 vừa qua. Mục đích của phong trào là đòi ông Mubarak từ chức sau 3 thập kỷ nắm quyền điều hành đất nước Ai Cập.
Theo VTCnews