ACV làm cảng hàng không "đắt" hơn tư nhân hàng chục ngàn tỉ đồng?

Theo tính toán, nếu để tư nhân làm ga Long Thành và T3 có thể sẽ tiết kiệm 16.700 tỉ đồng. Ảnh: Bộ GTVT
Theo tính toán, nếu để tư nhân làm ga Long Thành và T3 có thể sẽ tiết kiệm 16.700 tỉ đồng. Ảnh: Bộ GTVT
Theo phương án đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất của Vietstar, suất đầu tư bình quân chỉ 42 triệu đồng/m2 thấp hơn so với mức 84,5 triệu đồng/m2 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Qua đó, có thể thấy suất đầu tư bình quân ga hàng không của ACV đang có độ chênh lệch lớn so với tư nhân, thậm chí có nhà ga có mức đầu tư cao hơn 15.000 tỉ đồng (*).

Vốn đầu tư nhà ga T3 của ACV cao gấp đôi Vietstar

Ngày 3-1, Văn phòng Chính phủ vừa chuyển công văn liên quan đến nhà ga T3 Tân Sơn Nhất của Công ty cổ phần hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt (Vietstar) cho Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) giải quyết. Vietstar đề nghị đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có diện tích xây dựng 55.000m2, vốn đầu tư 2.300 tỉ đồng, công suất 9,8 triệu khách/năm. Dự án này đã được Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) thẩm định và đã báo cáo Cục hàng không Việt Nam.

Trong khi đó, dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất do ACV xây dựng có diện tích 130.000m2, công suất 20 triệu hành khách/năm và tổng vốn đầu tư 10.990 tỉ đồng. Dự án này đã được Bộ Kế hoạch Đầu tư (KHĐT) và Bộ GTVT thẩm định chủ trương, thống nhất đề nghị Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư và chỉ định ACV làm chủ đầu tư dự án.

Như vậy, tính theo suất đầu tư bình quân thì T3 do Vietstar đề xuất chỉ có 42 triệu đồng/m2, bằng một nửa so với 84,5 triệu đồng/m2 của T3 do ACV xây dựng.

Giả thiết Vietstar được giao thêm đất để đầu tư đủ công suất 20 triệu khách/năm (Vietstar hiện chỉ có 10 ha ở Tân Sơn Nhất) còn ACV được Bộ GTVT đồng ý giao 16,05 ha để làm nhà ga T3 công suất 20 triệu khách/năm, thì ước tính tổng đầu tư nhà ga T3 của Vietstar chỉ khoảng 5.000 tỉ đồng, thấp hơn phương án của ACV là 5.990 tỉ đồng.

Mới đây, Tập đoàn FLC cũng đề nghị cho phép Tập đoàn này đầu tư nhà ga T3. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, Bộ GTVT chỉ muốn giao ACV đầu tư T3 và Bộ cũng không chỉ đạo lập dự án T3 theo phương thức đấu thầu. Dù T3 là dự án được cho là giải cứu tình trạng quá tải của Tân Sơn Nhất. Đồng thời, dự án này có khả năng mang lại lợi nhuận cao, được nhiều nhà đầu tư quan tâm, muốn tham gia. 

Tiết kiệm 16.700 tỉ đồng nếu tư nhân làm ga Long Thành và T3

Không chỉ nhà ga T3 mà các nhà ga do ACV đầu tư xây dựng đều có suất đầu tư cao hơn rất nhiều so với tư nhân xây dựng.

Cụ thể, nhà ga quốc tế T2 Đà Nẵng (công trình xã hội hóa đầu tiên trong ngành hàng không) do Công ty cổ phần đầu tư khai thác cảng hàng không nhà ga quốc tế Đà Nẵng (AHT) làm chủ đầu tư. Nhà ga có suất đầu tư bình quân 73 triệu đồng/m2. Nhà ga quốc tế Cam Ranh do Công ty cổ phần nhà ga quốc tế Cam Ranh (CRTC) đầu tư, có suất đầu tư bình quân 71 triệu đồng/m2. Ngay cả cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, do điều kiện xây mới hoàn toàn ở nơi có chi phí cao với nhiều hạng mục kèm theo nhà ga thì suất đầu tư bình quân cũng chỉ 84 triệu đồng/m2. 

Một số hạng mục của nhà ga T3 có kinh phí cao hơn so với sân bay Vân Đồn. Ảnh chụp từ báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Một số hạng mục của nhà ga T3 có kinh phí cao hơn so với sân bay Vân Đồn. Ảnh chụp từ báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 

Trong khi đó, các nhà ga do ACV đầu tư có suất đầu tư rất cao. Nhà ga quốc tế T2 Nội Bài có vốn đầu tư 22.000 tỉ đồng và suất đầu tư bình quân lên tới 157 triệu đồng/m2; Cát Bi 94 triệu đồng/m2; Long Thành (do ACV lập dự án khả thi và Bộ GTVT đề nghị giao ACV làm chủ đầu tư, giai đoạn 1 có vốn đầu tư 111.000 tỉ đồng, trong đó hạng mục nhà ga 42.500 tỉ đồng) suất đầu tư nhà ga bình quân 114 triệu đồng/m2.

Cuối tháng 11-2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ GTVT và ACV nghiên cứu thông tin báo chí nêu về vấn đề xây dựng sân bay Long Thành. Theo báo chí phản ánh ý kiến của các chuyên gia thì sân bay Long Thành sử dụng tới 5.000 ha đất và 16 tỉ đô la Mỹ là lãng phí và cao hơn tổng mức đầu tư của 2 cảng hàng không hiện đại bậc nhất thế giới (có công suất tương đương Long Thành) mới vận hành năm 2019 là sân bay Đại Hưng (Trung Quốc) và sân bay Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)…

Trong đầu tư xây dựng cảng hàng không (gồm nhà ga, sân đỗ, đường lăn, đường băng…), nhà ga quốc nội đòi hỏi trang thiết bị và chi phí đầu tư thấp hơn nhà ga quốc tế. Nhà ga Cát Bi phần lớn dành cho khách quốc nội. Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất do ACV đề xuất cũng là ga quốc nội, Vietstar đề xuất lưỡng dụng, cả quốc tế và quốc nội. Các nhà ga còn lại là ga quốc tế, dù chủ đầu tư khác nhau nhưng có thiết bị, chất lượng tương đương. Và suất đầu tư nhà ga do tư nhân làm chủ đầu tư có xu hướng ngày càng giảm.

Theo tính toán sơ bộ, nếu chỉ lấy suất đầu tư bình quân 73 triệu đồng/m2 ở nhà ga T2 Đà Nẵng do AHT là chủ đầu tư làm chuẩn, riêng nhà ga T2 Nội Bài đã có thể giảm được 11.780 tỉ đồng; T3 Tân Sơn Nhất giảm được gần 1.500 tỉ đồng (nếu giao Vietstar đầu tư thì giảm được 5.990 tỉ đồng) và nhà ga Long Thành giảm được 15.200 tỉ đồng. Nói cách khác, với riêng 2 dự án chưa triển khai là T3 Tân Sơn Nhất và nhà ga Long Thành, nếu tư nhân đầu tư thì sẽ tiết kiệm được ít nhất 16.700 tỉ đồng (tính theo mức bình quân 73 triệu đồng/m2). 

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nếu đấu thầu công khai, minh bạch cho tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước tham gia, số tiền tiết kiệm được có thể còn lớn hơn nhiều. Đấu thầu nhà nước không chỉ tránh được lãng phí, thất thoát hàng chục ngàn tỉ đồng mà hãng bay và khách đi máy bay cũng được hưởng lợi về sự cạnh tranh chất lượng phục vụ tại các nhà ga (hiện do ACV độc quyền quản lý, khai thác).

ACV trước đây là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, sau đó cổ phần hóa với sự tham gia của tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài. ACV được Bộ GTVT giao quản lý, khai thác 21/22 cảng hàng không (trừ Vân Đồn của Sungroup). Mặc dù đã là công ty cổ phần nhưng ACV vẫn được Bộ GTVT giao sửa chữa, nâng cấp và đầu tư các cảng hàng không.

Ông Long đặt vấn đề, tại sao suất đầu tư của ACV rất cao, lãng phí như vậy nhưng Tổng công ty này vẫn luôn luôn được Bộ GTVT chỉ định đầu tư? Chuyên gia này cũng đưa ra thắc mắc tại sao Bộ GTVT chậm trễ, trì hoãn thực hiện xã hội hóa đầu tư hạ tầng hàng không theo tinh thần Nghị quyết của BCH TW Đảng, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ?

 

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).