Ác mộng "suất ngoại giao"

(PLO) - Được chủ đầu tư quý hóa tặng cho một suất ngoại giao, sau một thời gian đôn đáo tìm người mua, anh Hải rơi vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan" bán không xong mà trả lại cũng không được vì đã trót đóng tiền cọc. Nếu như trước đây Suất ngoại giao hái ra tiền thì nay trở thành ác mộng với không ít người.

Suất ngoại giao được rao bán nhiều trên các trang mạng
Suất ngoại giao được rao bán nhiều trên các trang mạng
Lao đao vì suất ngoại giao
Vì có mối quan hệ khá thân tình với một chủ đầu tư dự án căn hộ cao cấp ở Cầu Giấy, anh Hải (trưởng phòng một công ty xây dựng) đã được tặng một suất ngoại giao với chiết khấu lên tới 5%. Theo lời đường mật của chủ đầu tư thì dự án được đánh giá khá "hot" trong khu vực nên chắc chắn sẽ hút khách ngay lần mở bán đầu tiên. Đấy còn chưa kể tới việc, dự án sẽ bán theo kiểu nhỏ giọt nên sẽ tạo sóng cho thị trường. Theo đó, những người có suất ngoại giao sẽ có cơ hội kiếm lời.
Đi kèm với lời quảng cáo hấp dẫn ấy, những người mua suất ngoại giao phải chịu một điều khoản ràng buộc, tức là sẽ phải đặt cọc 50 triệu đồng cùng với cam kết người mua thứ cấp sẽ không được phép mua đi bán lại trong vòng 6 tháng tiếp theo.
Được ưu ái tặng suất ngoại giao nên anh Hải vội vay tạm tiền người quen để thực hiện phi vụ làm ăn. Tại ngày đầu tiên mở bán, số lượng người mua đông nghịt nên anh cũng phấn khởi và hy vọng sẽ kiếm được tiền từ mối quan hệ này. Bởi tiền chênh căn hộ ngày mở bán ở thị trường thứ cấp lên tới hàng chục triệu đồng. Nhẩm tính sơ sơ nếu bán luôn căn hộ ngoại giao, tính cả tiền chênh và tiền được chiết khấu anh Hải có thể bỏ túi cả chục triệu đồng. Vì vậy, anh Hải cố giữ chờ giá lên cao sẽ chốt lời.
Tuy nhiên, chỉ một tháng sau, giá căn hộ dự án đã hạ nhiệt. Do không đoán trước thị trường, anh Hải rơi vào tình thế khó xử. Suất ngoại giao chỉ được giữ trong vòng 3 tháng, trong khi tiền đặt cọc ở chủ đầu tư khó có thể rút ra được mà căn hộ thì khó bán. Không còn cách nào khác, để lấy tiền của mình về nên anh Hải trở thành một nhân viên "cò" đất, anh lên khắp các trang mạng rao bán căn hộ.
Nhưng điều khiến anh Hải giật mình là không chỉ riêng anh mà rất nhiều nhân viên khác trong công ty và đối tác cũng được tặng suất ngoại giao, có người còn được chiết khấu cao hơn. Thậm chí, nhiều trường hợp mua trực tiếp của sàn còn được ưu đãi. Do vậy, căn hộ anh rao bán cũng không được nhiều người quan tâm.
Do nguồn cung căn hộ tăng mạnh nên suất ngoại giao không hề dễ bán
Do nguồn cung căn hộ tăng mạnh nên suất ngoại giao không hề dễ bán 
Suốt một tháng lang thang khắp các sàn và nhờ cậy nhân viên môi giới thì cuối cùng anh Hải cũng đã giải quyết được “của nợ” suất ngoại giao. Lấy được số tiền đặt cọc về cũng may anh còn lời được 5 triệu đồng. Anh Hải tậm sự, đúng là của cho là của nợ.
Suất ngoại giao đã hết thời
Tương tự anh Hải, anh Tùng, nhân viên một công ty tư vấn tại quận Thanh Xuân cũng được một chủ đầu tư dự án căn hộ cao cấp ưu ái tặng một suất ngoại giao. Anh cho biết, chủ đầu tư hứa  sẽ chiết khấu cho anh 3% nếu mua căn hộ hoặc anh có thể tìm khách bán lại để hưởng số tiền này. Nhẩm tính một căn hộ giá khoảng 2 tỷ đồng thì anh Tùng sẽ có 60 triệu đồng.
Bỗng dưng có được "miếng bánh ngon" từ chủ đầu tư nên anh Tùng cũng nuôi hy vọng. Nhưng thực tế là anh chỉ biết mình có suất đó chứ mờ tịt thông tin cụ thể về căn hộ. Anh đã làm việc với nhân viên của sàn để chia mức chiết khấu nếu bán được. Phía đại diện chủ đầu tư đã hứa sẽ giải quyết sớm cho anh căn này.
Vậy mà, sau gần nửa năm dự án mở bán hết tòa này tới tòa kia, nhưng mỗi lần gọi điện tới sàn hỏi về căn hộ của mình thì chủ đầu tư đều trả lời "đang hết sức cố gắng". Trong khi đó, anh Tùng không có nghiệp vụ và quan hệ nên không thể tự bán được căn hộ này.
Theo anh Tùng, mấy suất ngoại giao giờ có cũng như không. Mới nghe thì "oách" đấy nhưng quả thực rất khó nuốt. Thời điểm này, việc bán nhà không hề dễ chút nào.
Đại diện một chủ đầu tư ở Hà Đông tiết lộ, mỗi đợt mở bán số lượng suất ngoại giao cũng lên tới hàng chục căn. Tuy nhiên giờ đây, chủ đầu tư cũng “khôn” khi đưa ra nhiều điều kiện ràng buộc, đấy là chưa kể tới không ít suất ngoại giao lại rơi vào những căn hộ loại to và vị trí không đẹp. Vì vậy, chỉ những người có nhu cầu mua để ở mới thấy được giá trị của những căn hộ này, trái lại, đối với các trường hợp nhu cầu đầu tư lướt sóng không dễ dàng.
Vị giám đốc cho hay, để giữ mối quan hệ vẫn có suất ngoại giao nhưng tỷ lệ bán được những suất căn hộ này như ngày xưa thì rất ít. Chỉ có các dự án căn hộ giá rẻ như chung cư của ông Thản mới kiếm lời được.
Nếu như trước đây, suất ngoại giao được giới đầu tư ví như vớ được tiền bởi chỉ cần mối quan hệ có được suất mua này thì có thể kiếm được chục tới hàng trăm triệu đồng. Hơn nữa, chỉ những đối tác thân tình với chủ đầu tư mới có được đặc quyền ưu đãi như vậy. Tuy nhiên, khi thị trường BĐS giảm nhiệt như hiện nay, các căn hộ cao cấp đua nhau mở bán thì việc lướt sóng những căn hộ ưu đãi như vậy không phải là điều dễ dàng.
Ảnh minh họa

Hài hòa giá thuê nhà ở xã hội

(PLVN) -  Trong thời điểm cả nước phấn đấu đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH), tuần qua, một trong những sự kiện “nóng” thu hút sự chú ý của dư luận, là một tỉnh tại khu vực Đông Nam Bộ ban hành giá cho thuê NƠXH với mức giá bị đánh giá chưa phù hợp.
Toàn cảnh Hội thảo.

Phát triển Nhà ở xã hội cho thuê: Cần cơ quan chuyên trách quản lý

(PLVN) - Mặc dù nhu cầu về nhà ở xã hội cho thuê đang gia tăng, nhưng tiến độ phát triển vẫn còn chậm và thiếu nguồn cung. Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mô hình này, cần thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý NOXH, giúp giải quyết các vướng mắc về thủ tục, vốn và đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.