99,01 % học sinh đỗ tốt nghiệp

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp kì thi 2014 đạt 99,01%. Ảnh: Hướng Dương
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp kì thi 2014 đạt 99,01%. Ảnh: Hướng Dương
(PLO) -Theo số liệu của Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo  tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên phạm vi cả nước đạt 99,01%.
Đây là con số được Bộ Giáo dục thống kê cho đến 16 giờ ngày 16/6/2014 dựa theo báo cáo của 46 đơn vị tổ chức thi.
Theo đó trên cả nước, cả giáo dục THPT và GDTX nhìn chung không có biến động nhiều so với năm 2013. Cụ thể: Tỷ lệ tốt nghiệp của 46 tỉnh, thành phố của cả nước: giáo dục THPT là 99,01% (năm 2013 là 98,97%); giáo dục thường xuyên là 86,97% (năm 2013 là 78,08%). 
Theo Cục, kết quả trên đã phản  ánh việc đổi mới của kỳ thi năm nay đã có tác động tích cực, nâng cao chất lượng đánh giá công nhận tốt nghiệp THPT.
Theo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục nhận đinh,  đề thi năm nay có yêu cầu cao hơn các năm trước, tăng cường các câu hỏi đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề chứ không nặng về ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo các khuôn mẫu có sẵn. 
Đề thi môn Ngữ văn có phần đọc hiểu và làm văn, đề thi môn Ngoại ngữ có phần viết và trắc nghiệm. Đề thi các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí đã gắn với thực tiễn đời sống chính trị xã hội và yêu cầu kiến thức liên bộ môn. 
Phần đọc hiểu trong đề thi môn Ngữ văn sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa; đề thi các môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí có câu hỏi gắn với nội dung bảo vệ chủ quyền, biển đảo, cập nhật được những vấn đề thời sự đang được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm.
Điều đó có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân; đồng thời phát huy tính tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo của thí sinh. Do đó, điểm thi năm nay phản ánh sát hơn năng lực của học sinh.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 được tổ chức vào các ngày 02,03 và 04 tháng 6 năm 2014. Toàn quốc có 64 đơn vị tổ chức thi, với 908.109 thí sinh dự thi, 2.352 Hội đồng coi thi./.

Tin cùng chuyên mục

Phải làm sao cho các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng hiện nay hoạt động hiệu quả hơn nữa dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng,tiêu cực. (Ảnh: Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực/Nguồn ảnh: Dangcongsan.vn)

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 4: Tiến hành kiên quyết, kiên trì, bài bản

(PLVN) -Tính chất gay gắt, phức tạp của cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ bởi chúng ta phải chống lại sự tha hóa về quyền lực, đạo đức, lối sống…, mà còn phải đối diện với những “thế lực hắc ám” có chức quyền, đầy mưu mô. Bởi vậy, đây là cuộc chiến vô cùng cam go, khốc liệt, cần phải được tiến hành kiên quyết, kiên trì, bài bản, mạnh mẽ.

Đọc thêm

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 3: Người thực thi quyền lực phải được kiểm soát quyền lực

Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó nhấn mạnh trọng tâm hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Để giải quyết cơ bản tình trạng lạm quyền, lộng quyền trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bên cạnh tuyên truyền, giáo dục, cần phải hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để người thực thi quyền lực phải được kiểm soát quyền lực.

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 2: Lựa chọn cán bộ 'đúng vai, thuộc bài'

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu cán bộ, chiến sĩ, công chức các cơ quan nội chính phải công tâm, khách quan, trọng liêm sỉ. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Theo quy định, những cơ quan thực thi, bảo vệ pháp luật phải hội tụ những người ưu tú, được lựa chọn kỹ càng, nhưng trên thực tế vẫn lọt vào những phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất. Do đó, cái gốc vẫn là khâu lựa chọn và quản lý cán bộ. Lựa chọn đúng cán bộ sẽ bảo đảm thành công cho thực hành văn hóa liêm chính khi thừa hành công vụ.

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) từ kinh nghiệm quốc tế

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn; Chủ tịch Hội đồng Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam Hà Hùng Cường - nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 2/10, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại - kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam” nhằm đóng góp ý kiến, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV

Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự khách quan, công tâm, thể hiện chính kiến của mình đối với Tờ trình và dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV.

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Chiều 1/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 7, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và gặp mặt các đồng chí Ủy viên Quân ủy Trung ương, đại biểu Quân đội dự Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII.

Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -Ngày 30/9, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, tăng tốc phát triển sản xuất công nghiệp, nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023.

Khai mạc Hội nghị Trung ương 8

Khai mạc Hội nghị Trung ương 8
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII khai mạc trọng thể sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Dự kiến, Hội nghị sẽ làm việc tới ngày 8/10.

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 1: Khi quyền lực vượt khỏi “lồng” luật pháp

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (Nguồn ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) -Được ví như “thanh bảo kiếm”, “lá chắn thép” vững chắc để duy trì kỷ luật, kỷ cương của xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ, nhưng nhiều cán bộ trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

300 đại biểu chính thức tham gia Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI

300 đại biểu chính thức tham gia Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI
(PLVN) - Sáng nay - 01/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 với phương châm “Dân chủ - Đổi mới - Đoàn kết - Sáng tạo”. Dự Đại hội có 300 đại biểu chính thức đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 85.000 đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam.