9 việc cần làm sau một đêm mất ngủ

0:00 / 0:00
0:00
Hãy thức dậy đúng giờ, tắm nước mát, uống một ly cà phê sữa... là những việc có thể giúp bạn lấy lại năng lượng và sự tỉnh táo cho một ngày làm việc.

Khoa học đã chứng minh, người trưởng thành cần ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm nhưng càng có tuổi, nhiều người càng dễ bị rối loạn giấc ngủ.

Vậy bạn làm thế nào để vượt qua cả một ngày hôm sau, nếu như đêm trước mất ngủ? Dưới đây là 9 điều bạn nên làm để đối phó với một ngày như vậy.

Ảnh minh họa: Upslash.

Đừng nằm cố

Đặt báo thức bằng một bản nhạc vui vẻ, lạc quan, và lưu ý đừng nhấn nút "Nhắc lại", dù chỉ một lần. Orfeu Buxton, giáo sư tại Trường Y Harvard, khẳng định ngủ cố, nằm thêm một lúc không phải là cách phục hồi hiệu quả, thậm chí sẽ không giúp bạn tỉnh táo hơn.

Tắm nước mát

Thay vì tắm nước ấm, nóng, tốt nhất hãy tắm nước mát cho đến nước lạnh, tùy điều kiện sức khỏe. Việc tắm nước lạnh giúp máu lưu thông và làm tăng sự tỉnh táo. Việc bạn làm như vậy (thậm chí chỉ trong 30 giây) cũng sẽ giúp cải thiện khả năng chịu đựng căng thẳng và làm tăng cường khả năng tuần hoàn máu. Điều này giúp đầu óc bạn tỉnh táo hơn.

Ăn sáng ngay sau khi tắm

Khi bạn mệt mỏi, cơ thể sẽ tự động rơi vào trạng thái căng thẳng, giải phóng cortisol và adrenaline để bù đắp năng lượng thiếu hụt. Do đó, nên ăn sáng ngay sau khi tắm để bổ sung. Việc chờ đợi bữa sáng quá lâu sẽ buộc các hormone làm việc nhiều hơn, gây ra cảm giác thèm ăn carb, làm tâm trạng ủ rũ và suy giảm năng lượng.

Bác sĩ Jonathan C. Jun, phó giáo sư tại Trường Y Johns Hopkins (Mỹ), cho biết giờ ăn sáng lý tưởng là trước 8h30 sáng, tức là khoảng 1-2 tiếng đồng hồ sau khi thức dậy. Ăn sáng sau 3 tiếng đồng hồ kể từ khi thức dậy hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên sử dụng những thực phẩm kích thích lượng đường tăng đột biến, bởi chúng sẽ khiến bạn buồn ngủ sau đó.

Chăm chút cho diện mạo

Nữ diễn viên Elizabeth Taylor có một câu nói nổi tiếng rằng khi bạn xuống tâm trạng, hãy rót cho mình một ly nước, tô một chút son môi và xốc lại tinh thần. Đó cũng chính là cách hiệu quả để bạn xốc lại bản thân sau một đêm mất ngủ. Đừng chọn những trang phục màu sắc tẻ nhạt, u ám, hãy chọn những gam màu trẻ trung, giúp thúc đẩy năng lượng, giúp bạn cảm thấy có nhiều nhiệt huyết hơn. Các nghiên cứu chỉ ra, khi bạn có một diện mạo đẹp, tinh thần bạn tự khắc cũng phấn chấn hơn.

Tận hưởng một chút nắng, gió tự nhiên

Ông Sean Drummond từ Phòng thí nghiệm Khoa học thần kinh về hành vi và giấc ngủ tại Đại học California, khuyến nghị: "Hãy tắm mình trong ánh sáng tự nhiên vào đầu ngày mới. Điều này giúp tăng cường sự tỉnh táo và điều chỉnh nhịp điệu của cơ thể bạn". Liệu pháp này sẽ giúp bạn cảm thấy được thư giãn và xoa dịu cảm giác căng thẳng, sau một đêm mất ngủ.

Đừng uống cafe đen, hãy dùng cafe sữa

Cà phê có thể làm tăng hormone căng thẳng, làm tăng cảm giác kiệt sức. Nó cũng có thể sẽ ngăn chặn sự thèm ăn, khiến bạn không ăn uống đúng cách, trong khi cơ thể thực sự cần ăn. Do đó, dù bạn thèm cafe đến mấy, nên chọn một tách cà phê nhỏ với sữa, hạnh nhân hoặc nước cốt dừa.

Tập trung vào công việc

Mất ngủ sau một đêm khiến bạn mệt lử, chỉ muốn nằm lăn ra bàn làm việc và đếm giờ cho đến lúc tan ca, nhưng đó không phải cách hay. Sau bữa sáng và thưởng thức một ly cafe sữa, đây là lúc bạn tỉnh táo nhất. Thế nên, hãy cố gắng hoàn thành một vài nhiệm vụ quan trọng nhất, trong danh sách cần phải làm.

Nghỉ trưa

Chợp mắt khoảng vài chục phút đồng hồ vào buổi trưa rất cần thiết, nhất là khi bạn vừa trải qua một đêm mất ngủ. Chuyên gia về giấc ngủ Buxton cho biết: "Khả năng phục hồi cơ thể của một giấc ngủ ngắn trong 20 phút có thể kéo dài đến vài giờ".

Tìm kiếm giấc ngủ ngon vào tối hôm sau

Để tránh việc mất ngủ tiếp, tốt nhất bạn nên thiết lập một lịch trình sinh hoạt tối phù hợp để có thể lên giường vào đúng giờ, kể cả ngày mai có là cuối tuần hay là ngày lễ đi nữa. Các chuyên gia tại Phòng khám Mayo, Mỹ chỉ ra, tuân thủ lịch sinh hoạt khoa học và điều độ giúp củng cố chu kỳ ngủ - thức của cơ thể, để bạn có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ và hạnh phúc hơn trong cả ngày hôm sau.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.

Quảng Ninh mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống AIDS

Các lực lượng đã diễu hành trên một số tuyến đường trung tâm của TP Hạ Long nhằm tuyên truyền, vận động mọi người dân cùng chung tay đẩy lùi dịch HIV/AIDS khỏi cộng đồng.
(PLVN) -  Lễ mít tinh có đại diện lãnh đạo các sở; ban; ngành; thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh; cùng đông đảo đoàn viên thanh niên; đại diện cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.