(PLO) - Làn da của bạn phải được chăm sóc mỗi ngày, mỗi mùa. Tuy nhiên, mùa hè là thời điểm quan trọng nhất trong năm vì da thường xuyên phải chịu sự tác động của ánh nắng mặt trời gay gắt. Đây là lúc bạn phải chú ý nhiều hơn đối với làn da.
1. Dùng kem chống nắng bất cứ khi nào bạn bước ra khỏi nhà
Tiếp xúc với ánh nắng quá mức đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh melanoma, Melanoma là một thể bệnh thường hay gặp, xếp hàng thứ ba trong số các bệnh ung thư da, nhưng lại là bệnh nguy hiểm nhất vì di căn (khả năng lan xa) rất nhanh.
Các chuyên gia luôn khuyến khích chị em sử dụng kem chống nắng để ngăn chặn nguy cơ ung thư da. Ngày nay, kem chống nắng có các hình thức khác nhau như các loại kem, sữa, thuốc xịt và gậy sáp. Thông tin quan trọng nhất cần biết khi mua kem chống nắng là độ SPF(chống nắng).
Kem chống nắng phải được sử dụng ít nhất 20 đến 30 phút trước khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Thoa kem đều lên làn da của bạn để tất cả các vùng da được bảo vệ. Hãy mua loại kem chống nắng có khả năng chống nước. Nếu bơi lội hoặc ra nhiều mồ hôi, bạn nên bôi lại sau 2 giờ.
2. Thoa kem chống nắng trên tất cả các vùng da
Một trong những sai lầm phổ biến là chỉ bôi kem chống nắng trên mặt, cổ, ngực, tay và chân. Tuy nhiên, có nhiều vùng da khác vẫn phải chịu tác động của ánh nắng. Bôi kem chống nắng lên tay 20 phút trước khi lái xe cũng rất quan trọng để phòng ngừa rủi ro tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
3. Uống nước đầy đủ
Mùa hè là thời gian cơ thể dễ bị mất nước do nhiệt độ cao. Bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước và nên mang theo chai nước mỗi khi bạn đi ra ngoài để tránh bị khát.
4. Hãy chăm sóc đôi chân của bạn
Mùa hè, chúng ta thường xuyên phải đi dép và giày cao gót. Làm đẹp đôi chân cũng là điều cần thiết. Hãy thường xuyên tẩy tế bào chết khiến cho đôi chân của bạn bớt thô cứng và trở nên mềm mại, phù hợp với những đôi giày cao gót đáng yêu.
5. Hạn chế ra ngoài
Dù đã sử dụng loại kem chống nắng tốt nhất, cũng không nên ra ngoài từ 10h-15h. Đây là lúc các tia cực tím của mặt trời hoạt động mạnh và ảnh hưởng nhiều đến làn da.
6. Không nên mơ tưởng về làn da rám nắng
Nhiều người thích có làn da bánh mật nên đã thường xuyên tắm nắng. Tuy nhiên, tắm nắng dưới ánh sáng mặt trời chói chang là điều tồi tệ nhất mà làn da phải chịu đựng. Cuối cùng, nó sẽ gây ra thiệt hại không thể khắc phục cho làn da và làm tăng thêm 20 năm tuổi cho da. Mất nước và nhăn da là những vấn đề do tắm nắng gây ra.
7. Xịt nước hoa lên quần áo
Trong mùa hè khi cơ thể thường xuyên đổ mồ hôi nhiều, dùng nước hoa có vẻ như là một ý tưởng hoàn hảo. Nhưng nước hoa có thể để lại những vết trên da. Thay vào đó, hãy xịt nước hoa lên quần áo để có những mùi hương dễ chịu. Điều này cũng tránh gây dị ứng cho da.
8. Dưỡng ẩm cho da
Những thói quen làm đẹp như cạo râu sẽ làm suy giảm độ ẩm tự nhiên của làn da. Giữ ẩm là một nhu cầu quan trọng ngay cả trong mùa hè khi da thường xuyên đổ mồ hôi. Bạn nên tìm một loại kem dưỡng ẩm lý tưởng cho làn da và sử dụng đều đặn mỗi ngày.
9. Hãy chăm sóc đôi môi của bạn
Đôi khi, chúng quá chú ý chăm sóc khuôn mặt mà lại quên đôi môi. Môi có thể chịu những tác động từ các yếu tố bên trong và bên ngoài. Ánh nắng mặt trời là một trong những thủ phạm lớn nhất có thể làm cho đôi môi của bạn trông khô và nứt nẻ. Hãy chọn loại son môi và son dưỡng có chỉ số SPF từ 15 trở lên.
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới tiếp nhận và điều trị bệnh nhân N.V.K (nam, 82 tuổi ở Thái Bình) được chuyển đến ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Sản của bệnh viện vừa tiếp nhận sản phụ B.H.N, 27 tuổi, ở Hà Nội, mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu chuyển dạ sớm.
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa cấp cứu kịp thời bệnh nhi 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường mức độ nặng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
(PLVN) - Theo Sở Y tế TP HCM, di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi trên địa bàn.
(PLVN) - Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.
(PLVN) - Ngày 11/11, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của Bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
(PLVN) - Các quảng cáo "lương y gia truyền" bán các loại thuốc đông y được “thổi phồng” chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính, đang xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và giá trị của dược liệu y học cổ truyền nước ta.
(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...
(PLVN) - Các ca trẻ mắc sởi gia tăng, thay vì đợi đủ 9 tháng tuổi, Bộ Y tế đồng ý để TP HCM triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ 6 đến dưới 9 tháng tuổi.
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.
(PLVN) - Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Lai Châu, 19/20 trẻ đã lấy được dịch tiêu hóa gửi đi xét nghiệm độc chất. Đến thời điểm 17h00 ngày 5/11, các cháu nhỏ trong tình trạng ổn định, không có cháu nào diễn biến nặng.