86 quốc gia có Covid-19, Trung Quốc xuất hiện bất thường đáng lo ngại

 86 quốc gia có Covid-19, Trung Quốc xuất hiện bất thường đáng lo ngại
(PLVN) - Số người nhiễm, người tử vong do Covid 19 vẫn chưa có dấu hiệu giảm, trong khi đó ở Trung Quốc lại nảy sinh những hiện tượng bất thường.

Tính đến 6 giờ sáng ngày 6/3, trên toàn thế giới đã có ít nhất 86 quốc gia và vùng lãnh thổ bị dịch bệnh COVID-19 tấn công với 96.759 người bị bệnh (tăng 4.552 người), chết 3.289 người (tăng 70 người). Trong đó, châu Á: 90.417, chết 3.154, đã chữa khỏi 53.118 (trong đó, các quốc gia bị nặng là: Hàn Quốc: bị bệnh 6.088, chết 36; Iran: 2.922, chết 92; Nhật Bản: 331 chết 6; Singapore: 112 người bị bệnh); tàu Diamond Princess: 706, chết 6; châu Âu 5.353, tử vong 116 (riêng Italy có 3.858 ca bị bệnh, chết 107; Tây Ban Nha: 229, chết 1; Pháp: 423, chết 7; Đức: 349, Anh: 116, chết 1 ); châu Mỹ 210, chết 11 (Mỹ: bị bệnh: 153, chết 11) , châu Đại Dương 56, chết 2; châu Phi 17.

Tại Italy, số người bị bệnh trong cả nước đã tăng từ 3.089 lên 3.858, tăng thêm 769 ca và số người tử vong tăng thêm 41, từ 107 lên 148.

Vương quốc Anh đã có trường hợp đầu tiên tử vong do COVID-19.

Các bác sỹ của Bệnh viện Địa Đàn tại Bắc Kinh - Trung Quốc đã tuyên bố phát hiện virus SARS-CoV-2, nguyên nhân gây dịch viêm hô hấp cấp Covid-19  trong dịch não tủy của một nam bệnh nhân. Họ kết luận bệnh nhân 56 tuổi này nhiễm COVID-19 vào ngày 24-1.

Các phác đồ của Bệnh viện Địa Đàn tại Bắc Kinh điều trị thông thường không hiệu quả đối với trường hợp nặng trên. Khi được điều trị tại khoa chăm sóc đặc biệt (ICU), bệnh nhân có những triệu chứng liên quan tới tình trạng suy giảm nhận thức, dù các hình ảnh chụp CT phần đầu của bệnh nhân không cho thấy dấu hiệu bất thường.

Đội ngũ y tế sau đó giải trình tự gen trên các mẫu dịch não tủy của bệnh nhân, xác nhận có sự hiện diện của virus SARS-CoV-2. Sau khi được áp dụng phác đồ điều trị viêm não do virus, các triệu chứng thần kinh của bệnh nhân dần thuyên giảm. Bệnh nhân được chuyển tới khoa truyền nhiễm vào ngày 18-2, và xuất viện hôm 25-2.

Những nghiên cứu trước đây chỉ ghi nhận COVID-19 có thể tấn công các nội tạng như gan, thận và tim. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng từng phát hiện virus SARS và MERS có thể xâm nhập hệ thống thần kinh của bệnh nhân.

Viettimes đưa tin: Một người đàn ông 36 tuổi ở Vũ Hán, Trung Quốc đã qua đời vì suy hô hấp, chỉ 5 ngày sau khi được xuất viện khỏi một trong số các bệnh viện dã chiến được xây dựng để chữa trị bệnh nhân COVID-19; theo một báo cáo mà cổng thông tin The Paper của Thượng Hải đăng tải.

Tuy nhiên, báo cáo trên, hiện đã được gỡ bỏ, cho hay người đàn ông tên Li Liang đã được chuyển vào bệnh viện dã chiến - để điều trị các bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ của bệnh COVID-19 - từ ngày 12/2; theo vợ của ông là bà Mei. 2 tuần sau, ông được xuất viện cùng chỉ thị phải tự cách ly 14 ngày trong một khách sạn cách ly.

Bà Mei nói rằng, chỉ 2 ngày sau khi rời viện, chồng bà cảm thấy người không được khỏe, miệng khô và bụng đầy hơi. Vào ngày 2/3, ông Li nói rằng ông bị ốm và được chuyển tới một bệnh viện. Đến chiều cùng ngày, ông Li đã qua đời.

Giấy chứng tử được Ủy ban Y tế Vũ Hán cấp nói rằng nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của ông Li là COVID-19, và chỉ ra rằng các triệu chứng suy hô hấp có thể đã khiến bệnh nhân này tử vong.

Cổng thông tin The Paper còn đưa tin rằng bệnh viện Fangcang - một trong số các bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán - đã đưa ra thông báo khẩn trong hôm thứ Tư vừa qua, nói rằng ngày càng có thêm nhiều bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi phải trở lại bệnh viện sau khi xuất hiện triệu chứng trở lại.

Bệnh viện này sẽ bắt đầu xét nghiệm kháng thể trên người đối với tất cả các bệnh nhân sắp được xuất viện, bắt đầu từ ngày 5/3, để đảm bảo rằng họ đã hoàn toàn phục hồi.

Cũng trong hôm 5/3, một cơ sở đặc biệt dành cho những bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi đã được mở cửa tại Bệnh viện y học cổ truyền ở Vũ Hán. Cơ sở này sẽ cung cấp các dịch vụ y tế đặc biệt cho các bệnh nhân đang trong diện cách ly sau khi xuất viện. Hiện tại, các bệnh nhân đã phục hồi có thể tham vấn các bác sĩ bằng hình thức trực tuyến, và mua thuốc qua internet.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.