8 nội dung giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2021

Một buổi làm việc của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh minh họa)
Một buổi làm việc của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 978/NQ-UBTVQH14 về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2021 với 8 nội dung giám sát.

Cụ thể, tại phiên họp tháng 02/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, Kiểm toán Nhà nước; báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.

Tại phiên họp tháng 7/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo về: đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019 

Tại phiên họp tháng 9 hoặc tháng 10/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo về: đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022;

Các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;

Báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáo công tác năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước.

Tại phiên họp tháng 6/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo công tác chuẩn bị bầu cử (tại phiên họp tháng 01 và tháng 02/2021), báo cáo kết quả công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10 (tại phiên họp tháng 3/2021); việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV (tại phiên họp tháng 10/2021); kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2021 (tại phiên họp tháng 10/2021).

Tại phiên họp tháng 2/2021 và tháng 9/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét kiến nghị giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (nếu có).

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ sẽ xem xét báo cáo hoạt động của HĐND cấp tỉnh, một số báo cáo khác theo quy định và thực hiện các hoạt động giám sát khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện các công việc liên quan khi triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát; thực hiện nghiêm túc sự điều hòa, phối hợp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; kịp thời báo cáo, tổng hợp hoạt động giám sát. Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp tổ chức phục vụ có hiệu quả các hoạt động giám sát.

Đọc thêm

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 5): Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động của Quốc hội

Một phiên họp của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Quốc hội khóa XV đã và đang tiếp cận vấn đề đổi mới như thế nào nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công cuộc kiến tạo, phát triển đất nước? Quốc hội cần làm gì để các đạo luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống, có “tuổi thọ” lâu dài?... Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có một số chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới
(PLVN) -  Ngày 21/3, tại Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng”, các đại biểu đã kiến nghị nhiều giải pháp để công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục là dấu ấn nổi bật và có bước đột phá mới trong những năm còn lại của nhiệm kỳ Đại hội XIII.

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 4): Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật

Học sinh Nam Định hưởng ứng Ngày Pháp luật 2022. (Ảnh: PLVN)
(PLVN) -  Thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, không chỉ đưa pháp luật đến người dân, mà còn là sự tương tác, tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp về tính khả thi của các chính sách pháp luật. Như vậy, công tác này không đơn thuần đưa pháp luật vào cuộc sống mà còn triển khai định hướng lớn là đưa cuộc sống vào pháp luật.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Theo Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh, vai trò, vị trí lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng ngày càng trở nên quan trọng; việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với mọi thành phần, đặc biệt trong khối DN bao gồm cả khu vực kinh tế tư nhân trở thành yêu cầu cấp thiết...

Sáng nay, Thủ tướng đối thoại với thanh niên

Các Bí thư Trung ương Đoàn nhận hoa chúc mừng của Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng nay, 22/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0".

Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Gần 1,4 triệu lượt góp ý kiến vào nội dung dự thảo

Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Gần 1,4 triệu lượt góp ý kiến vào nội dung dự thảo
(PLVN) -  Việc tổ chức lấy kiến nhân dân rộng rãi lần này đã phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới…

'Áo mới' cho TP HCM

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Ngày 20/3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38/NQ-CP về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.