Kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam

70 nhạc công, diễn viên tham gia biểu diễn chào mừng Kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tối 28/2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức buổi biểu diễn Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” (1943 – 2023), với gần 70 nhạc công, diễn viên tham gia biểu diễn.

Thể hiện nhiều bài hát mang giá trị lịch sử của dân tộc

Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” (1943 – 2023) tập hợp các loại hình nghệ thuật như: ca, múa nhạc (múa minh họa, chất liệu dân gian đương đại), nghệ thuật truyền thống (nghệ thuật cải lương, nghệ thuật đờn ca tài tử, nghệ thuật Khmer Nam bộ); âm nhạc sân khấu đương đại, nhảy hiện đại, hiệu ứng màn hình Led; nghệ thuật tạo hình, sắp đặt.

Đặc biệt, tại chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục, bài hát đậm đà tình quê hương, bản sắc văn hóa dân tộc để lại dấu ấn in sâu trong lòng người nghe về miền đất cực Nam Tổ quốc như: tiết mục Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người (sáng tác Trần Kiết Tường, biên đạo Bích Ngọc, biểu diễn Nhựt Tân), tiết mục Nắng gió phương Nam (sáng tác Nhất Sinh, dàn dựng Huỳnh Như, biểu diễn tốp ca nam), tiết mục Cà Mau từ thuở sơ khai (thể điệu ngũ đối hạ, tác giả Lâm Tường Vân, biên đạo Bích Ngọc, biểu diễn Quốc Sỹ), tiết mục Bức họa đồng quê (tác giả Văn Phụng, dàn dựng Bích Ngọc, biểu diễn tốp ca nữ).

Đồng thời, trong đó có các tiết mục mang tính hấp dẫn của nền văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa và kết tinh sắc màu văn hóa của 54 dân tộc anh em…

Đại biểu, các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên, học sinh, đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đến thưởng thức Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 80 năm ra đời “ Đề cương về Văn hóa Việt Nam”.

Đại biểu, các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên, học sinh, đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đến thưởng thức Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 80 năm ra đời “ Đề cương về Văn hóa Việt Nam”.

Nội dung những bài hát, tiết mục trong buổi biểu diễn nghệ thuật thể hiện hình ảnh về Bác, về nhân dân miền Nam, thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ và tình cảm của Người đối với miền Nam, cùng với đó là hình ảnh thơ mộng về Cà Mau, hình ảnh trống đồng, những công trình kiến trúc tiêu biểu của quê hương.Ngoài ra, nội dung còn thể hiện các công trình mới, đường phố mới trong tiến trình hội nhập thế giới, một hình ảnh Việt Nam đang phát triển vượt bậc;hình ảnh những ngôi chùa, phum sóc, đồng bào dân tộc Khmer đang sinh hoạt văn hóa văn nghệ;sinh hoạt nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ;hình ảnh những cánh đồng lúa, hình ảnh sinh hoạt, lao động của nhà nông… với những đặc trưng của vùng sông nước niềm Nam.

Ông Trần Hiếu Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch tỉnh Cà Mau cho biết: “Buổi biểu diễn chương trình nghệ thuật nhằm tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trên địa bàn tỉnh hiểu rõ hơn về ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, sức sống lâu bền của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” (1943 - 2023). Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử và văn hoá của quê hương, đất nước. Đồng thời, nâng cao hơn nữa niềm tin, lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của đất nước, cổ vũ quyết tâm chính trị cho cán bộ, đảng viên, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ quán triệt sâu sắc, toàn diện về tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng về văn hóa, văn nghệ”.

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

Qua chương trình còn cho thấy, những thành quả đất nước ta đã đạt được trong hàng ngàn năm lịch sử, qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và hành trình hơn 35 năm đổi mới đã cho thấy vào những thời điểm cam go, có ý nghĩa bước ngoặt, văn hóa và con người Việt Nam. Đó luôn là động lực và sức mạnh, giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt được những thành tựu to lớn trên hành trình dựng xây và phát triển đất nước.Hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là những minh chứng hùng hồn, khẳng định sự nhất quán, sức sống bền vững của đường lối văn hóa, văn nghệ đúng đắn đã được Đảng ta vạch ra từ “Đề cương về Văn hoá Việt Nam”.

Các tiết mục chào mừng kỷ niệm 80 năm ra đời “ Đề cương về Văn hóa Việt Nam”.

Các tiết mục chào mừng kỷ niệm 80 năm ra đời “ Đề cương về Văn hóa Việt Nam”.

Em Nguyễn Tường Vi (học sinh lớp 11, Trường THPT Cà Mau) bày tỏ: “Em được xem chương trình biểu diễn nghệ thuật nhất là được nghe những bài hát hát về Bác Hồ, hát về quê hương Cà Mau em rất vui rất tự hào. Đây là dịp tốt em được nghe, được biết, qua đó nhằm ôn lại và nhìn thấy rõ hơn những giá trị soi đường, tác dụng định hướng của đề cương. Có vậy, em mới nhận thức đúng đắn hơn nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn mới, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, để hun đúc ý chí, tinh thần và sức mạnh Việt Nam bền vững muôn đời”.

“Việc xây dựng và nhân lên sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam nói chung khẳng định tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng ta về vai trò của văn hóa với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình, ý chí quật cường, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam chính là sức mạnh to lớn, góp phần đưa dân tộc ta vượt qua bao ghềnh thác, sóng gió để cập bến vinh quang, con người Cà Mau nói riêng”, ông Trần Hiếu Hùng – Giám đốc Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau nhấn mạnh.

Tại Hội nghị văn hóa lần thứ nhất (năm 1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, luận điểm ấy đã trở thành nguyên tắc chi phối có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Tháng 02/1943, “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” được Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng ở Võng La(Phúc Yên nay là Hà Nội). Qua 80 năm, những tư tưởng của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” vẫn còn nguyên giá trị, góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển bền vững trong hội nhập quốc tế.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã khẳng định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển”.

Tin cùng chuyên mục

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Đọc thêm

Chuyện tình đẹp như mơ của “Đôi song ca miền thùy dương”

Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết được biết đến với mối tình thủy chung. (Nguồn: Thegioigiaitri)
(PLVN) - Vào thập niên 50, 60, cặp đôi danh ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết là một trong những “ngôi sao” của làng tân nhạc Việt Nam. Gần 60 năm bên nhau, cặp đôi Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết không chỉ ghi dấu trong lòng người hâm mộ bằng những câu hát rung động lòng người, mà còn bằng mối tình sắt son, thủy chung của cả hai.

Lời hồi đáp

Lời hồi đáp
(PLVN) - Có những khoảng trống không tên gợi lên nỗi nhớ nhung hoặc tôi cố gắng không nhồi nhét một cái tên vào đó. Vì chỉ cần định hình một cái tên thôi thì có nghĩa mình đã nhớ thương người ta đến mức nào...

“Bắt” người nghe phải nghe mình nói

 “Bắt” người nghe phải nghe mình nói
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Câu trả lời nằm ở sức mạnh của sự đơn giản. Một thông điệp đơn giản, rõ ràng không chỉ dễ nhớ, dễ tiếp cận mà còn làm nổi bật những điều bạn truyền tải. Nhưng vì sao đơn giản lại hiệu quả? Và làm cách nào để biến những ý tưởng phức tạp trở thành những thứ đơn giản, thu hút?

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Sắp 'đối đầu với tiền bối', HLV Kim Sang Sik nói gì?

HLV Kim Sang Sik cho rằng đội tuyển Việt Nam có cơ hội chiến thắng Indonesia (Ảnh: VFF)
(PLVN) - "Chúng tôi cũng có thời gian ở cùng phòng. Tôi luôn xem ông Shin là tiền bối. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Tôi mong chờ trận đấu ngày mai, khi cả hai cùng ở cương vị huấn luyện trưởng đội tuyển quốc gia và sẽ đối đầu nhau. Tôi sẽ gạt bỏ hết những suy nghĩ cá nhân để tập trung cho trận đấu”, HLV trưởng ĐT Việt Nam nói.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.