Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của QĐND Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, ngày 7/5/1954. (Ảnh: tư liệu).
Lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của QĐND Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, ngày 7/5/1954. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến dịch Điện Biên Phủ là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của Việt Nam. 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng của quân dân ta tạo nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trước chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã mở nhiều chiến dịch lớn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã được động viên và phát huy. Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, sức mạnh đó đã được phát huy ở mức cao nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp hậu phương - tiền tuyến

Bên cạnh tinh thần đại đoàn kết và những đóng góp sức người, sức của to lớn cho chiến dịch, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam còn được thể hiện ở tinh thần quyết chiến, quyết thắng; đặc biệt là các chiến sĩ xung kích ngoài mặt trận, trực tiếp chiến đấu với quân thù. Đảng ta đã phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cả hậu phương và tiền tuyến nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời yêu cầu của bộ đội trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch.

Thông qua các đợt học tập, chỉnh quân chính trị, phát động căm thù, đặc biệt là sau khi được học tập, quán triệt các mệnh lệnh của cấp trên về tăng cường ý thức chấp hành kỷ luật chiến trường, thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch tác chiến chuyển từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, tinh thần quyết chiến, quyết thắng được nâng cao trong cán bộ, chiến sĩ, tạo nên ưu thế tuyệt đối về sức mạnh chính trị, tinh thần, góp phần làm nên thắng lợi.

Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của quân dân ta không chỉ thể hiện ở sự đoàn kết giữa các dân tộc mà còn thể hiện ở sự đoàn kết, chi viện giữa các vùng, miền, các địa phương trong cả nước; sức mạnh của các tầng lớp Nhân dân, đoàn thể, các tôn giáo, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích; là sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam chiến đấu theo mục tiêu lý tưởng của Đảng dưới ngọn cờ mặt trận đoàn kết.

Với Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân ta ở khắp các địa phương trên cả nước, đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, liên tiếp tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và Nhân dân, buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng khắp nơi để đối phó.

Bên cạnh đó, các lực lượng thanh niên, phụ nữ khắp mọi miền đất nước tích cực tham gia các hoạt động đấu tranh chính trị, “phá tề trừ gian”, binh, địch vận...

Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch dài ngày, nơi tập trung những nỗ lực cao nhất của cả hai bên. Chính vì vậy, đây là cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ với nhiều mất mát, hy sinh. Nhưng dưới sự lãnh đạo, giáo dục, tổ chức và rèn luyện của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguồn sức mạnh tinh thần vô địch của dân tộc đã được khơi dậy, chuyển hóa thành sức mạnh vật chất để chiến thắng kẻ thù.

Sự hy sinh to lớn của quân dân Tây Bắc

Tải gạo phục vụ chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).

Tải gạo phục vụ chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).

Trận quyết chiến Điện Biên Phủ diễn ra ở địa hình rừng núi hiểm trở, xa hậu phương, có nhiều đèo cao, vực sâu, mạng lưới giao thông chiến lược hầu như chưa có. Trong khi đó, miền Tây Bắc vừa được giải phóng, kinh tế còn chậm phát triển, đời sống của đồng bào còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Vì vậy, để bảo đảm một khối lượng lớn vật chất hậu cần, kỹ thuật cho một chiến dịch lớn chưa từng có và diễn ra dài ngày là điều cực kỳ khó khăn, đòi hỏi phải phát huy cao độ bản lĩnh và trí tuệ của cả dân tộc.

Với tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, cộng đồng các dân tộc Tây Bắc đã có những hy sinh, đóng góp trực tiếp vào Chiến thắng Điện Biên Phủ. Quân và dân các dân tộc Tây Bắc đã làm thất bại nhiều âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp hòng chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết giữa các dân tộc. Âm mưu của địch càng thâm độc, hành động của địch càng dã man; thì lòng căm thù của Nhân dân các dân tộc càng sục sôi, ý chí chiến đấu vì độc lập càng nhân lên gấp bội.

Nhân dân Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương tại chỗ của mặt trận Điện Biên Phủ. Cuộc chiến đấu đã diễn ra vô cùng gay go và quyết liệt. Bộ đội địa phương, dân quân du kích và đồng bào các dân tộc Tây Bắc, không chỉ tích cực phối hợp chiến đấu với bộ đội chủ lực, mà còn huy động tối đa sức người, sức của phục vụ cho chiến dịch.

Ở nhiều nơi do địch đánh phá, để có lương thực kịp thời nuôi bộ đội, đồng bào đồng ý giao cả những rẫy lúa, nương ngô cho các đơn vị tự thu hoạch rồi sau ghi số lại. Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn giã gạo vào cả ban đêm cho bộ đội, điều mà trước đó theo phong tục lâu đời rất kiêng kỵ. Chỉ có sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào Bác Hồ, đồng bào mới sẵn sàng đóng góp cho chiến dịch như vậy.

Trong điều kiện bị địch đánh phá ác liệt và trong hoàn cảnh khó khăn nhiều mặt lúc đó, sự tham gia chủ động, tích cực, toàn diện cho mặt trận Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời tinh thần yêu nước và cách mạng, tinh thần đoàn kết vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Với niềm tự hào chính đáng đó, quân và dân các dân tộc Tây Bắc sẽ phát huy truyền thống Điện Biên Phủ trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa quê hương, đất nước ngày hôm nay.

Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, tính chung trong chiến dịch, Nhân dân ta đã đóng góp 25.560 tấn gạo, 226 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 26.453 lượt dân công, 20.991 xe đạp thô, 1.800 mảng nứa, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ và 3.130 chiếc thuyền.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Đọc thêm

Binh đoàn 15 xây chắc “thế trận lòng dân” trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên

Binh đoàn 15 xây chắc “thế trận lòng dân” trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên
(PLVN) -  Chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động Binh đoàn 15 phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn ; hình thành những điểm sáng về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; tạo dựng niềm tin yêu, gắn bó giữa cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc, xây chắc “thế trận lòng dân” trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên.

BĐBP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

BĐBP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
(PLVN) -Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), vào ngày 20/12, Đảng ủy – Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức gặp mặt thân nhân các gia đình liệt sĩ đang công tác tại đơn vị.

Đa dạng mô hình giúp quân nhân nói 'không' với thuốc lá

Tuyên truyền về tác hại của thuốc lá tại Trường Sĩ quan Phòng hóa (Ảnh: NTCC)
(PLVN) - Bằng nhiều hình thức khác nhau, thời gian qua, các Lữ đoàn, Tiểu đoàn đã có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, quyết liệt, có sức lan tỏa mạnh mẽ nhằm xây dựng môi trường quân đội không khói thuốc lá, góp phần nâng cao sức khỏe để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao...

Liên hoan văn nghệ 'Vang mãi bản hùng ca nơi đầu sóng'

Một chương trình đặc sắc tại Liên hoan văn nghệ quần chúng “Vang mãi bản hùng ca nơi đầu sóng” của Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân.
(PLVN) - Đây là hoạt động thiết thực của Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam; động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân toàn Lữ đoàn nỗ lực vượt khó, đoàn kết hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình: Nỗ lực cải thiện an ninh biên giới biển và phát triển kinh tế tại địa phương.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình đẩy mạnh tuyên truyền, vận động ngư dân vươn khơi bám biển
(PLVN) - Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thái Bình vừa có báo cáo chi tiết về những nỗ lực và thành tựu trong công tác bảo vệ an ninh biên giới biển trong năm qua. Triển khai phương hướng và nhiệm vụ cho năm 2025, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác biên phòng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Hiệp đồng tác chiến bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn Bạc Liêu

Hiệp đồng tác chiến bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn Bạc Liêu
(PLVN) - Công tác phối hợp giữa lực lượng Công an, Quân sự và Bộ đội Biên phòng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; tăng cường tấn công, trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.

Trao giải 3 cuộc thi về lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế

Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế trao giải cho các tác giả đạt giải Nhất, Nhì cuộc thi viết về “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III, năm 2024.
(PLVN) - Ngày 17/12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết, trao giải 3 cuộc thi: Sáng tác ca khúc về truyền thống, sáng tác logo truyền thống Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh và cuộc thi viết “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân” tỉnh lần thứ III, năm 2024; đồng thời, công bố phim tài liệu về lịch sử truyền thống LLVT tỉnh.

Quân khuyển miệt mài luyện tập chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng quốc tế

 HLV và các quân khuyển trên sân diễn tập. (Ảnh: Phương Liên)
(PLVN) - Dưới trời rét căm căm, 88 quân khuyển (chó nghiệp vụ) thuộc Trường Trung cấp 24 Biên phòng và huấn luyện viên (HLV) vẫn miệt mài luyện tập. Đến nay, tất cả cán bộ, chiến sĩ và quân khuyển của Trường đều rất tự tin về màn trình diễn trong Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) 2024.

Hơn 1.200 giáo viên, học sinh được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển đảo và phòng, chống ma túy

Tổ tuyên truyền phát tờ rơi giới thiệu tác hại của ma túy tới học sinh.
(PLVN) - Ngày 16/12, tại TP Hải Phòng, Đoàn Đặc nhiệm PCTP ma túy số 1 - Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức Hội nghị tuyên truyền về biển đảo và phòng, chống ma túy cho hơn 1.200 cán bộ, giáo viên, học sinh. Buổi tuyên truyền được thực hiện bằng hình thức trực tiếp tại hội trường và trực tuyến đến 27 lớp học.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.