Bức thư do Tiến sĩ Kohrman - Phó giáo sư nhân chủng học y tế tại Đại học Stanford, Tiến sĩ Xi Chen - Trợ lý giáo sư tại Trường Y tế Công cộng Yale và Tiến sĩ Scott Rozelle - thành viên cao cấp tại Stanford, đứng tên đại diện cho hơn 70 học giả đã cùng ký tên.
Trong thư, các học giả chỉ ra tác động nghiêm trọng của đại dịch khi giết hàng tram ngàn người, khiến cho hàng chục triệu người thất nghiệp, tàn phá những người dễ bị tổn thương nhất và đặt nhiều vấn đề ra khỏi sự kiểm soát.
“Hiểm họa Covid-19 đòi hỏi một lực lượng chính trị ngang bằng hoặc lớn hơn do các chính phủ lãnh đạo. Hiểm họa này phải được xử lý bằng một loạt các phản ứng mạnh mẽ, đa cấp, xuyên quốc gia, có sự phối hợp chặt chẽ” – bức thư viết.
Các học giả kêu gọi các quan chức ở Washington, Bắc Kinh và các chính phủ khác thận trọng, tránh lồng ghép chính trị và lợi ích đảng phái vào cuộc chiến chống lại Covid-19. “Sức mạnh nên được tập trung vào việc chăm sóc người khác và sắp xếp các nguồn lực để phòng bệnh - không làm chệch hướng bằng việc đổ lỗi, xếp hạng ưu tiên hoặc phỉ báng mọi người vì dân tộc hoặc quốc tịch” – các học giả nêu trong bức thư.
Theo các học giả, bệnh tật không có biên giới, chuỗi cung ứng là toàn cầu, và quản lý khủng hoảng đòi hỏi sự hợp tác liên chính phủ và chia sẻ dữ liệu giữa các nhà khoa học.
“Mối quan hệ có thể mất nhiều năm để nuôi dưỡng và vài giây để phá hủy, đặc biệt là khi một tweet có thể lan truyền toàn cầu ngay lập tức, đây là một bài học chúng tôi thường xuyên dạy cho học sinh”, các học giả viết. Họ cũng nói thêm rằng, không có gì nguy hiểm hơn việc truyền bá âm mưu hoặc ngôn ngữ xúc phạm về nguồn gốc virus học.
“Bây giờ, đã đến lúc để xây dựng lại các liên minh y tế công cộng toàn cầu, như Tổ chức Y tế Thế giới, đổi mới các trao đổi khoa học và liên lạc xuyên biên giới một cách tôn trọng” – các học giả viết.