7 sai lầm khi nuôi dạy con khiến trẻ dễ nhiễm bệnh, có thể bị tổn thương não

0:00 / 0:00
0:00
Đối với những ai làm bố mẹ lần đầu, rất khó tránh khỏi những sai lầm khi nuôi con.

Khi một đứa trẻ chào đời, bố mẹ nào cũng đều muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Đối với bố mẹ, điều quan trọng nhất là con mình được khỏe mạnh, phát triển tốt. Tuy nhiên, đôi lúc bố mẹ cũng có những sai lầm khi nuôi con, đây là điều rất bình thường, bởi suy cho cùng chẳng có ai sinh ra đã là một ông bố bà mẹ hoàn hảo.

7 sai lầm khi nuôi con phổ biến nhất

Có một số cách nuôi dạy con cái được người xưa truyền lại không tốt cho sự phát triển của trẻ, bố mẹ không nên mù quáng tin theo.

1. Bổ sung muối quá sớm vào chế độ ăn dặm

Bố mẹ không nên bổ sung muối quá sớm vào chế độ ăn dặm của trẻ. (Ảnh minh họa)

Việc bổ sung muối quá sớm vào chế độ ăn dặm của trẻ sẽ làm tăng gánh nặng lên thận. Khi trẻ còn quá nhỏ, chức năng thận vẫn chưa hoàn thiện, việc thường xuyên ăn muối sẽ khiến thận bị tổn thương. Hơn nữa, khi trẻ hình thành thói quen ăn mặn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp và nhiều bệnh khác sau này.

Sữa mẹ, sữa công thức và các loại thực phẩm khác có chứa một lượng muối nhất định, đủ nhu cầu cơ thể trẻ cần. Vì thế, bố mẹ không nên bổ sung muối trước khi trẻ được 1 tuổi.

Bên cạnh muối, các loại gia vị khác như nước tương, bột ngọt, hạt nêm, tiêu, tỏi… cũng không nên thêm vào trong chế độ ăn dặm của trẻ.

2. Cạo tóc để tóc nhanh mọc hơn

Ảnh minh họa.

Nhiều ông bà ở quê cho rằng, cạo tóc cho trẻ sơ sinh sẽ khiến tóc nhanh mọc, đen và rậm hơn. Đặc biệt vào mùa hè, việc cạo trọc đầu cho trẻ có thể đề phòng rôm sảy.

Trên thực tế, điều này không nên làm, bởi tóc và da đầu của trẻ sơ sinh rất mỏng manh. Nếu cạo trọc tóc sẽ làm mất đi lớp bảo vệ, gây tổn thương da dầu, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

3. Nhai thức ăn đút cho trẻ

Khi răng của trẻ chưa mọc đủ, một số bố mẹ lo lắng trẻ không nhai được nên đã cho thức ăn vào miệng mình nhai kĩ, sau đó bón cho con.

Tuy nhiên, phương pháp này rất mất vệ sinh, trong miệng của người lớn có rất nhiều vi khuẩn, việc nhai và bón cho con ăn như vậy không khác nào truyền trực tiếp vi khuẩn vào cơ thể trẻ.

Nhiều ông bà cho rằng điều này rất bình thường, nhưng trên thực tế lại phản khoa học. Nếu người lớn mắc các bệnh dạ dày như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, khi lây sang trẻ con có thể khiến chúng bị loét miệng và nhiều triệu chứng khác.

4. Tập xi tè cho trẻ sớm

Ảnh minh họa.

Những người già cho rằng, nên tập xi tè cho trẻ sớm nếu không trẻ sẽ nhịn tiểu sẽ rất khó chịu. Thế nhưng, cột sống và khớp háng của trẻ vẫn chưa cứng cáp hoàn toàn, việc bế ngồi xi tè như vậy dễ gây chấn thương khớp háng. Ngoài ra, trẻ có thể gắng sức để tè hoặc đại tiện, điều này dễ dẫn tới tình trạng sa hậu môn, nứt hậu môn.

5. Véo mũi để mũi cao hơn

Nhiều ông bà quan niệm rằng, nếu véo sống mũi của trẻ khi còn nhỏ sẽ khiến mũi cao lên. Tuy nhiên trên thực tế, niêm mạc mũi của trẻ rất mỏng manh, nếu véo mạnh sẽ khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, dẫn tới những căn bệnh về đường hô hấp xuất hiện.

Các đặc điểm trên khuôn mặt đều là do di truyền, nếu muốn can thiệp để cải thiện ngoại hình, bố mẹ nên chờ con mình đủ tuổi.

6. Rung lắc, đung đưa trẻ quá mức

Ảnh minh họa.

Người lớn cho rằng, trẻ thích được bế, lắc, đung đưa, đặc biệt ném lên cao rồi đỡ. Thế nhưng, đây là một hành động cực kỳ nguy hiểm cho não bộ của trẻ. Khi rung lắc mạnh như vậy có thể khiến não của trẻ bị chấn thương hoặc dẫn tới một số tình trạng nguy hiểm khác như tụ máu dưới màng cứng, vỡ xương sọ, xuất huyết võng mạc, gãy xương tứ chi…

7. Hôn vào miệng trẻ

Hôn là cách người lớn biểu đạt tình yêu thương của mình đối với trẻ nhỏ. Thế nhưng trên thực tế, có không ít những trường hợp trẻ nhỏ nhiễm virus EB từ người lớn lây sang do hôn vào miệng.

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn còn yếu, nếu hôn vào miệng sẽ khiến virus dễ dàng xâm nhập qua môi, nước bọt, từ đó gây bệnh. Đặc biệt, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm virus Herpes Simplex. Đây là một loại virus gây ra các vết loét quanh môi và miệng ở người lớn. Nó đôi khi không có biểu hiện cụ thể ở người lớn nhưng có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh.

Vì vậy, để bảo vệ con mình, bố mẹ nên từ chối việc người thân có ý định muốn hôn em bé.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.