60 năm, nguyên vẹn bài học thời sự

Đại diện Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu và tướng Pháp Henri Delteil - Quyền Tổng Tư lệnh Lực lượng Liên hiệp Pháp ở Đông Dương, Phái đoàn Pháp - đang ký Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam
Đại diện Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu và tướng Pháp Henri Delteil - Quyền Tổng Tư lệnh Lực lượng Liên hiệp Pháp ở Đông Dương, Phái đoàn Pháp - đang ký Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam
(PLO) - Kết quả của Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 về hòa bình ở Việt Nam, Đông Dương không đáp ứng được tất cả các yêu cầu và mục tiêu của Trung ương Đảng và Chính phủ ta đề ra lúc ban đầu như phân chia giới tuyến, thời hạn tổng tuyển cử, vấn đề vùng tập kết của các lực lượng kháng chiến Lào Itsala và Khmer Itsarak... nhưng nó phản ánh được tương quan lực lượng giữa ta và đối phương trong hoàn cảnh lúc đó, cả trên chiến trường lẫn trên bàn đàm phán.
Các văn bản được ký kết tại Hội nghị, ngoài ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia còn có một bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị, 2 bản tuyên bố riêng của Đoàn Mỹ và Đoàn Pháp ngày 21/7/1954 cùng các công hàm trao đổi giữa Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Pháp Mendes France.
Thỏa thuận chung và riêng
Trong số những thỏa thuận đã đạt được, có những thỏa thuận chung và những thỏa thuận riêng.
Thỏa thuận chung cho ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia gồm công nhận và tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước; đình chỉ chiến sự trên toàn cõi Đông Dương; Pháp rút quân khỏi lãnh thổ ba nước, quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Lào và Campuchia; không có căn cứ nước ngoài và không liên minh quân sự với nước ngoài; tổng tuyển cử ở mỗi nước; không trả thù những người hợp tác với đối phương; trao trả tù binh và người bị giam giữ; thành lập Ủy ban Liên hợp kiểm soát và giám sát quốc tế.
Về thỏa thuận riêng với mỗi nước, các Hiệp định liên quan đến Việt Nam có 4 nội dung chính.
Những điều khoản về đình chỉ chiến sự và lập lại hòa bình gồm có: Ngừng bắn, tập kết, chuyển quân được hai bên thực hiện trong thời hạn 300 ngày; chuyển giao khu vực, trao trả tù binh và thường dân bị giam giữ, đổi vùng, vấn đề mồ mả quân nhân hai bên tham chiến.
Những điều khoản về duy trì và củng cố hòa bình ở Việt Nam gồm có: Lập giới tuyến quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 và khu phi quân sự (sông Bến Hải), vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời, không coi là ranh giới chính trị hay lãnh thổ, cấm tăng viện nhân viên quân sự, bộ đội, vũ khí và dụng cụ chiến tranh khác vào Việt Nam, cấm xây dựng căn cứ quân sự mới, cấm hai miền không được gia nhập liên minh quân sự nào, cấm sử dụng mỗi miền để phục vụ một chính sách quân sự nào. 
Những điều khoản chính trị gồm có: Vấn đề tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, Hiệp thương hai miền vào tháng 7/1955, tổng tuyển cử tháng 7/1956, tự do chọn vùng sinh sống trong khi chờ đợi, không khủng bố, trả thù hay phân biệt đối xử với những người đã hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh.
Những điều khoản quy định việc tổ chức thi hành Hiệp định gồm có: Ủy ban Kiểm soát liên hợp, Ủy ban Giám sát quốc tế trung lập.
Thắng lợi vẻ vang
Thắng lợi trong việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam là thắng lợi vẻ vang của nền ngoại giao cách mạng non trẻ của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á - Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (DCCH).
Nguyên nhân hàng đầu quyết định thắng lợi cơ bản trên là do đường lối chính trị, đường lối quân sự và đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt Quân đội và nhân dân ta đã đoàn kết nhất trí, chiến đấu anh dũng suốt 9 năm, giành thắng lợi của cuộc tổng tiến công chiến lược Đông xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, buộc bọn đế quốc, thực dân phải ngồi vào bàn Hội nghị, cam kết chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã biết phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh quân sự, chính trị và sức mạnh ngoại giao tạo nên sức mạnh tổng hợp và thế chủ động trên bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ. 
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là chính nghĩa, được bạn bè quốc tế và các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ, giúp đỡ, cổ vũ, góp phần tạo nên sức mạnh của thời đại cho thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954. Đội ngũ cán bộ ngoại giao có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức được lợi ích và mục tiêu của dân tộc, có hiểu biết sâu sắc và trình độ học vấn uyên bác, linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tự chủ trên bàn đàm phán, biết phân tích đánh giá tình hình chính xác và đã đạt được kết quả to lớn trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó. 
Nguyên vẹn những bài học thời sự
Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã đi vào lịch sử, cùng với Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 và Hiệp định Paris 1973 đã trở thành 3 văn kiện ngoại giao quan trọng nhất trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc ta. Việc đàm phán, ký kết Hiệp định đã để lại những kinh nghiệm quý báu trong quá trình đàm phán tiếp theo tại Hiệp định Paris và những bài học kinh nghiệm mang tính thời sự cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tiến trình hội nhập.
Trước hết,  đó là kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược. Trong bối cảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ được tổ chức theo sáng kiến của các nước và chịu tác động của các nước lớn với những mục tiêu và lợi ích khác nhau, song chúng ta vẫn kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ thể hiện trong việc xác định mục tiêu, nguyên tắc đàm phán nhưng linh hoạt về sách lược và bước đi, chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để đạt được lợi ích của mình. Lợi ích cao nhất của chúng ta lúc đó tại Hội nghị Giơ-ne-vơ là buộc đối phương phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chúng ta đã đạt được.
Thứ hai, là bài học đánh giá và xử lý đúng tình hình, những yêu cầu và lợi ích của các nước có liên quan. Trong quá trình đàm phán tại Hội nghị, nhờ sự phân tích đánh giá tình hình chính xác, kịp thời, chúng ta đã biết nắm bắt những “thời cơ cách mạng” và đưa ra những đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại đúng đắn, sáng suốt nên đã đạt được những kết quả to lớn tại Hội nghị. Tuy nhiên, lúc đó các phương tiện truyền thông,  báo chí chưa thực sự phát triển, nguồn thông tin còn hạn chế, hơn nữa chúng ta chưa có nghiên cứu chiến lược, chưa hiểu hết ý đồ của các nước lớn nên thắng lợi của chúng ta chưa trọn vẹn.
Thứ ba, là bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại; tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, các lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lý. Trước, trong và sau Hội nghị Giơ-ne-vơ và trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta luôn giương cao ngọn cờ đấu tranh chính nghĩa, thái độ thiện chí của mình, vạch rõ âm mưu của địch và nhờ đó chúng ta đã tranh thủ được sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình dân chủ trên thế giới, tác động tích cực tới phong trào phản chiến của nhân dân Pháp, tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh của ta tại Hội nghị giành thắng lợi. 
Thứ năm, đó là bài học tăng cường đối thoại và hợp tác, sử dụng các biện pháp hòa bình giải quyết các vấn đề xung đột trong quan hệ quốc tế, phù hợp với luật pháp quốc tế, giữ gìn môi trường hòa bình. Trước tình hình thế giới đã xuất hiện xu thế các nước lớn bắt đầu đi vào hòa hoãn, chủ trương giải quyết hòa bình các cuộc chiến tranh khu vực; cùng với quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, Hồ Chí Minh cùng Đảng Lao động Việt Nam chủ trương dùng biện pháp đàm phán hòa bình để kết thúc chiến tranh. Thiện chí hòa bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam mở hướng đi tới một cuộc đàm phán để kết thúc chiến tranh. Các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đã giải quyết hòa bình cuộc chiến tranh Đông Dương, phá khung Chiến tranh lạnh, phá được khuôn mẫu hai phe đối lập nhau. 
Cuối cùng, đó là bài học tăng cường tiềm lực của đất nước, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đối ngoại, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, duy trì hòa bình, ổn định cùng phát triển. Chúng ta sẽ không giành thế thắng lợi trên bàn đàm phán nếu không có thắng lợi trên chiến trường. Trước ngày kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Chính phủ Việt Nam DCCH đã nỗ lực cứu vãn hòa bình, dùng biện pháp ngoại giao để giải quyết cuộc xung đột với Pháp nhưng không mang lại kết quả vì thực dân Pháp đang hăm hở giành thắng lợi bằng quân sự. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội và nhân dân Việt Nam thắng lợi có ý nghĩa trọng đại và tác động to lớn đến xu hướng diễn biến và thành công của Hội nghị Giơ-ne-vơ.
Sáu mươi năm đã qua nhưng đến nay nhìn lại,  Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam vẫn vẹn nguyên những giá trị thời sự nóng hổi trong bối cảnh quốc tế đang có nhiều diễn biến cực kỳ phức tạp hiện nay.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.