6 thói quen 'chết người' dễ xảy ra ở nhà vệ sinh

0:00 / 0:00
0:00
Mỗi người đi vệ sinh 6-8 lần một ngày, tức 2.500 lần mỗi năm. Khi tuổi tác tăng lên nguy cơ tai nạn trong nhà vệ sinh cũng tăng lên.

Dưới đây là 6 thói quen dễ gây ra tai nạn trong nhà vệ sinh của gia đình.

1. Đại tiện mạnh dễ gây nhồi máu cơ tim

Tỷ lệ mắc táo bón ở người cao tuổi khá cao nên nhiều người phải gồng mình, dùng sức rặn. Mỗi lần gắng sức như vậy sẽ khiến áp lực ở bụng tăng nhanh, lượng máu về tim tăng khiến huyết áp tăng.

Với những bệnh nhân bị tim, điều này rất dễ dẫn đến thiếu máu cơ tim cục bộ, xuất hiện những cơn đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, thậm chí là đột tử.

Lời khuyên: Bệnh nhân mắc bệnh tim không nên rặn quá sức khi đại tiện. Nếu táo bón có thể dùng các loại thuốc nhuận tràng với sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, mỗi lần đi đại tiện, dưới chân nên kê một chiếc ghế nhỏ để hạn chế áp lực lên thành bụng.

2. Đứng dậy quá nhanh sau khi ngồi vệ sinh lâu gây chóng mặt

Nếu ngồi trên bồn cầu quá lâu và đứng dậy nhanh dễ gây ra tình trạng thiếu máu não thoáng qua, hoa mắt, chóng mặt và dễ té ngã.

Ngoài ra, huyết áp của nhiều người sẽ cao hơn vào buổi sáng. Nếu đại tiện ngay sau khi ngủ dậy, rất dễ gặp tai nạn khi đi vệ sinh.

Đứng dậy quá nhanh khi ngồi vệ sinh lâu rất dễ gây chóng mặt, dễ ngã. Ảnh: The paper.

Lời khuyên: Sau khi thức dậy vào buổi sáng, nên ngồi một lúc trước khi bước xuống giường đi vệ sinh. Người lớn tuổi sau khi đi vệ sinh nên đứng dậy từ từ, tốt nhất nên tìm người hỗ trợ khi đứng dậy, hoặc lắp tay vịn an toàn bên cạnh bồn cầu.

3. Dễ bị ngất khi đi tiểu sau khi nhịn tiểu

Nhiều người có thói quen xấu là nhịn tiểu, thậm chí nhịn cả nửa buổi. Khi nhịn tiểu, huyết áp sẽ tăng cao. Đi tiểu sau khi nhịn một thời gian dài, huyết áp lại đột ngột hạ xuống.

Sự dao động của huyết áp như vậy thường gây các tai biến về tim mạch và mạch máu não. Lúc này dây thần kinh phế vị rất hưng phấn, bàng quang làm rỗng quá nhanh sẽ làm tụt huyết áp, nhịp tim chậm lại, máu não cung cấp không đủ, gây ngất xỉu, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Lời khuyên: Không nhịn tiểu trong thời gian dài. Nếu buộc phải nhịn tiểu, không nên dùng quá sức khi đi tiểu lại, nên từ từ.

4. Dễ mắc trĩ nếu dùng điện thoại khi đi vệ sinh

Một người mất không quá 10 phút mỗi lần cho việc đi vệ sinh. Nhưng nếu vừa đi vệ sinh vừa dùng điện thoại di động, sự chú ý đến việc đại tiện sẽ giảm đi và thời gian kéo dài ra.

Dùng điện thoại khi đi vệ sinh dễ gây ra bệnh trĩ. Ảnh: The paper.

Việc ngồi lâu trong nhà vệ sinh làm trọng lượng cơ thể tác động nhiều lên hậu môn, khiến sự lưu thông máu ở các tĩnh mạch trĩ bị ảnh hưởng. Lúc này máu không lưu thông được, tích tụ lại và làm cho các tĩnh mạch trĩ căng phồng lên. Lâu dài sẽ gây ra bệnh trĩ.

Lời khuyên: Không mang điện thoại di động vào nhà vệ sinh. Không đi vệ sinh quá 10 phút mỗi lần.

5. Tắm nước quá nóng dễ tai biến

Vào mùa thu hay mùa đông, nhiều người tăng nhiệt độ nước tắm một cách vô thức nhằm giữ ấm mỗi khi tắm.

Nếu nước quá nóng và thời gian tắm quá lâu sẽ làm mạch máu giãn nở. Máu dồn vào mạch máu ngoại vi làm giảm lưu lượng máu về tim và não khiến người già thường bị xơ cứng động mạch, máu lưu thông kém. Điều này cũng khiến co giãn mạch, dễ gây thiếu oxy não dẫn đến tai biến.

Lời khuyên: Nên tắm ở nhiệt độ 35-40℃, thử nhiệt độ bằng tay, cảm giác ấm sẽ chính xác hơn. Thời gian tắm tốt nhất là 10-15 phút, không nên tắm quá 20 phút.

6. Trơn trượt gây ra những va đập

Nhà vệ sinh thường là nơi dễ trơn trượt nhất trong nhà do nước bắn ra sau khi tắm, giặt... có thể khiến mọi người ngã bất ngờ.

Với những người cao tuổi, việc bị ngã trong nhà vệ sinh có thể gây ra gãy xương, những người có vấn đề về tim như bệnh mạch vành tim có thể bị đau thắt ngực do ngã bất ngờ và cần được sơ cứu ngay lập tức.

Lời khuyên: Dọn sạch nước trong phòng tắm kịp thời, sử dụng thảm trải sàn hoặc gạch lát nền chống trượt. Đồng thời lắp tay vịn an toàn bên cạnh bồn cầu và bồn tắm.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.