6 ngày căng mình dập lửa cứu rừng Nghệ An

Lực lượng công an cùng các lực lượng khác tham gia chữa cháy rừng tại Nghệ An
Lực lượng công an cùng các lực lượng khác tham gia chữa cháy rừng tại Nghệ An
(PLVN) - Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến nhiều diện tích rừng ở Nghệ An xảy ra cháy trên diện rộng. Để cứu rừng, hàng nghìn lực lượng chữa cháy ở Nghệ An đã không quản ngày nắng nóng hay giữa đêm tối, vượt dốc đá hiểm trở căng mình dập lửa, cứu rừng. 

Liên tiếp xảy ra cháy rừng

Liên tiếp trong 6 ngày qua, từ 24 đến 30/6, trên địa bàn tỉnh Nghệ An liên tục xảy ra nhiều vụ cháy rừng rải khắp các huyện Quỳ Hợp, Yên Thành, Nghi Lộc, Diễn Châu. Các vụ cháy rừng đã thiêu rụi hàng trăm héc ta rừng thông phòng hộ và rừng tự nhiên.

Đặc biệt, trong 4 ngày (từ ngày 26/6 đến ngày 29/6) trên địa bàn huyện Diễn Châu đã xảy ra 4 vụ cháy rừng. Cụ thể, vào khoảng 15h 30 phút chiều 26/6, tại khu vực rừng Rú Bạc, xã Sơn Thành, huyện Yên Thành đã xảy ra vụ cháy rừng thông.

Do nắng nóng lâu ngày kéo dài kèm theo gió phơn Tây Nam thổi mạnh, lớp thực bì dày làm ngọn lửa bùng cháy dữ dội và nhanh chóng lan sang khu vực rừng ở xã Nghi Văn (huyện Nghi Lộc) và các xã Diễn Lợi, Diễn Phú (huyện Diễn Châu).

Ngay sau đó, các lực lượng chữa cháy đã được huy động đến hiện trường để diệt “giặc lửa” cứu rừng. Bằng việc huy động các phương tiện chữa cháy tại chỗ, kết hợp với phát quang, tạo các đường băng cản lửa để ngăn cháy lan sang khu vực lân cận, sau 26 giờ đồng hồ tích cực chữa cháy, các đám cháy đã được khống chế và dập tắt, bảo vệ hàng trăm hecta rừng.

Tuy nhiên, đến 21h ngày 28/6 tại rừng thông khu vực hồ Xuân Dương, thuộc địa phận xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu (Nghệ An) lại bùng phát đám cháy khác. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an Nghệ An, Công an huyện Diễn Châu và các lực lượng khác đang ứng trực tại hiện trường đã phối hợp cùng các lực lượng vũ trang khác tập trung triển khai nhiều biện pháp để chữa cháy. Sau gần 3 giờ đồng hồ, đến 11h 30 phút cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế.

Một ngày sau, cũng tại khu vực rừng ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu, đám cháy lại bùng phát. Nhận được tin báo, UBND huyện Diễn Châu đã huy động hơn 1.000 lực lượng tham gia chữa cháy gồm Công an, Đồn Biên phòng Diễn Thành, dân quân tự vệ cùng với người dân của xã Diễn Phú để khống chế đám cháy. Do đám cháy ở trên cao nên công tác tiếp cận để dập lửa rất khó khăn. 

Khi đám cháy ở xã Diễn Phú chưa không chế hết hoàn toàn thì tại xã Diễn An, vào lúc 20h cùng ngày xảy ra vụ cháy rừng khác. Do đám cháy xảy ra bất ngờ, gió lớn khiến lửa lan nhanh, cộng với trời tối đã nên công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn.

Để cứu rừng, lực lượng công an đã căng mình làm việc xuyên đêm
Để cứu rừng, lực lượng công an đã căng mình làm việc xuyên đêm 

Không để lửa “nuốt” rừng 

Trong đêm, lực lượng chức năng đã huy động hơn 2.000 người bao gồm lực lượng kiểm lâm, Công an, Bộ đội biên phòng cùng dân quân tự vệ... của nhiều xã trên địa bàn cùng tham gia chữa cháy. Các lực lượng đã triển khai nhiều biện pháp chữa cháy, phun nước giảm nhiệt, dập tắt từng “vành đai lửa” nhằm khống chế lửa lây lan ra diện rộng.

Để đề phòng tình trạng cháy lan sang khu vực người dân sinh sống ở gần chân núi, Công an huyện Diễn Châu đã huy động lực lượng, phương tiện giúp 200 hộ dân ở đây di dời tài sản đến nơi an toàn. 

Khi hàng nghìn lực lượng chữa cháy được huy động tới với quyết tâm không để lửa “nuốt” rừng nhiều hơn thì những thanh niên tình nguyện sẵn sàng ở lại mang nước, bánh mì, sữa đưa lên “tiếp sức” cho người chữa cháy. Sức nóng phả ra từ đám cháy cao cả chục mét cháy ngùn ngụt khiến nhiều đôi chân chùn bước. Nước không thể mang lên đỉnh núi nên nhiều mũi chữa cháy được chia ra vừa cắt đường băng cản lửa vừa dùng cành cây dập lửa.

Sau gần 5 giờ đồng hồ, chữa cháy liên tục, đến 00 giờ 10 phút ngày 30/6, lửa ở rừng thông xã Diễn An, huyện Diễn Châu đã cơ bản được khống chế và kiểm soát. Đám cháy được khoanh vùng, không để cháy lan xuống khu vực dân cư ở cạnh bìa rừng. Hiện tại lực lượng Công an Nghệ An phối hợp với các lực lượng liên quan đang tiếp tục trực tại khu vực rừng thông trên địa bàn huyện để dập tắt các khu vực còn cháy âm ỉ và sẵn sàng dập tắt khi ngọn lửa bùng phát.

Thượng tá Nguyễn Duy Thanh, Trưởng Công an huyện Diễn Châu cho biết: Nhận được tin báo xuất hiện cháy rừng ở nhiều vị trí khác nhau trên địa bàn, Công an huyện Diễn Châu đã huy động 100% cán bộ chiến sỹ và nhiều phương tiện phối hợp các lực lượng có liên quan như Cảnh sát PCCC, Kiểm lâm, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, dân quân tự vệ, lực lượng bảo vệ rừng tại chỗ. Đồng thời tiến hành di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đến thời điểm này các đám cháy cơ bản được khống chế.

Dù đám cháy được dập tắt nhưng những chiến sĩ trẻ thay nhau canh rừng bởi lửa có thể bùng phát lại bất cứ lúc nào từ một mảnh tro tàn trong thời tiết hanh khô...

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Thủ tướng đánh giá cao sự vào cuộc kịp thời, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, lực lượng công an, bộ đội, dân quân tự vệ, kiểm lâm và quần chúng nhân dân trong việc ngăn chặn và dập tắt đám cháy rừng xảy ra trong các ngày từ 26 - 28/6 tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương trong cả nước, tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 776/CĐ-TTg ngày 29/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng, tuyệt đối không để lặp lại tình trạng cháy rừng xảy ra trên diện rộng như trong tháng 6, 7/2019.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo cơ quan chức năng nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo, cảnh báo cháy rừng, chế độ báo cáo, đảm bảo cập nhật, chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng; duy trì nghiêm chế độ trực ban 24/24 giờ vào mùa cao điểm....

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng và triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo phù hợp, sát thực tiễn, hiệu quả; rà soát, hoàn thiện quy chế chỉ đạo, điều hành và phối hợp trong phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra lại lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, “phòng là chính”...

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.