6 học sinh Việt Nam đều đạt giải Olympic khoa học trẻ quốc tế

Đoàn học sinh Việt Nam giành 4 huy chương vàng, 2 huy chương bạc tại Kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2021.
Đoàn học sinh Việt Nam giành 4 huy chương vàng, 2 huy chương bạc tại Kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2021.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đoàn Việt Nam đạt thành tích xuất sắc nhất từ trước tới nay tại Kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2021, với 4 huy chương vàng, 2 huy chương bạc.

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đội tuyển học sinh Hà Nội gồm 6 em, đại diện học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2021, đã đạt thành tích xuất sắc với 4 Huy chương vàng, 2 Huy chương bạc.

4 học sinh giành huy chương vàng là Lã Châu Giang, Bùi Tuấn Kiên, Nguyễn Phương Thùy, Trịnh Anh Minh; 2 thành viên giành Huy chương bạc là Nguyễn Trịnh Bảo Như và Trịnh Ninh Ngọc Mai. Các em đều là học sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Olympic Khoa học trẻ quốc tế IJSO (International Junior Science Olympiad) là kỳ thi thường niên uy tín và bổ ích được tổ chức luân phiên bởi Bộ GD&ĐT của các quốc gia dành cho các học sinh lứa tuổi 15.

Kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2004. Kỳ thi nhằm tạo ra một sân chơi tri thức, khuyến khích học sinh sớm tiếp cận với tri thức khoa học thực tiễn trên thế giới; thử thách và khuyến khích ươm mầm những tài năng khoa học.
Năm nay kỳ thi diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, do Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đăng cai tổ chức từ ngày 12/12 đến ngày 22/12 với gần 400 thí sinh đến từ 59 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia tranh tài.

Tham gia kỳ thi, các học sinh phải trải qua ba bài thi, gồm: Bài thi trắc nghiệm, bài thi lý thuyết và bài thi thực hành. Mỗi bài thi có thời gian làm bài 240 phút với các câu hỏi thuộc về 3 lĩnh vực chính: Vật lý, hóa học và sinh học.

Các câu hỏi trong đề thi luôn được đánh giá có tính hàn lâm, đòi hỏi cao về suy luận, phân tích và các kỹ năng khoa học. Đặc biệt, các câu hỏi trong bài thi năm 2021 đều là các câu hỏi dạng tích hợp có tính chất thực tiễn cao, độ khó được nâng cao hơn so với các kỳ thi các năm trước.

Đây là năm thứ 10, Sở GD&ĐT Hà Nội được Bộ GD&ĐT và UBND TP Hà Nội ủy quyền, giao trách nhiệm tổ chức chọn lựa, thành lập đội tuyển quốc gia đại diện cho học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế. Với thành tích 4 huy chương vàng, 2 huy chương bạc là thành tích cao nhất của học sinh Việt Nam sau 10 lần tham dự kỳ thi này.

Đọc thêm

Giảm học thêm tràn lan: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

Học sinh cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, học sinh (HS) tiểu học không học thêm, HS học phụ đạo trong nhà trường không mất phí, thầy cô có thể dạy thêm ở trung tâm ngoài nhà trường, không dạy thêm HS của mình…

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.