6 bước trong chiến lược tái cơ cấu doanh nghiệp

6 bước trong chiến lược tái cơ cấu doanh nghiệp
(PLO) - Cụm từ “tái cơ cấu doanh nghiệp” được đề cập đến nhiều từ khoảng năm 2007, nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp (DN) thuộc các thành phần kinh tế ở Việt Nam nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm này, từ đó dẫn đến việc xác định chiến lược, giải pháp thực hiện tái cơ cấu chưa đúng trình tự và trọng tâm. Có lẽ đó là nguyên nhân chính của thực trạng kết quả thực hiện tái cơ cấu DN còn nhiều hạn chế trong thời gian qua.

Từ khái niệm

Cấu trúc của DN phù hợp được biểu hiện qua việc tận dụng tốt các cơ hội và tránh né được rủi ro từ môi trường kinh doanh. Khi môi trường kinh doanh thay đổi, đòi hỏi cấu trúc của DN cũng phải thay đổi cho phù hợp, lúc đó đặt ra yêu cầu tái cấu trúc DN. Do vậy, để xác định được trọng tâm của tái cơ cấu DN, trước hết cần phải nhận diện xu hướng thay đổi của môi trường kinh doanh.
Môi trường kinh doanh gồm các yếu tố như kinh tế, văn hoá xã hội, chính sách pháp luật, dân số, xu hướng công nghệ, cơ sở hạ tầng, và các yếu tố vi mô (nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế…).
DN cần nhận diện những cơ hội và thách thức khi các yếu tố trên thay đổi. Kế đến là xem xét cấu trúc hiện hữu trên các khía cạnh như sản phẩm, thị trường mục tiêu, công nghệ, hệ thống quản lý, các dự án đang đầu tư… có tận dụng được cơ hội và thách thức mới hay không. Nếu nhận thấy có những điểm không tương thích, đó chính là lúc cần đặt ra nhiệm vụ tái cơ cấu.
Thông thường sự thay đổi của môi trường kinh doanh dẫn đến xuất hiện xu hướng mới về nhu cầu sản phẩm, công nghệ và phương thức phân phối. Do vậy, việc đầu tiên của tái cơ cấu là xác định được nên thay đổi sản phẩm như thế nào, hướng đến đối tượng tiêu dùng nào và sử dụng công nghệ sản xuất như thế nào cho phù hợp.
Để đạt được mục tiêu trên, DN phải thực hiện sắp xếp hệ thống quản lý như thay đổi cơ cấu tổ chức, xây dựng lại quy chế, quy trình thực hiện tất cả các công tác, tiến hành đầu tư công nghệ, loại bỏ những hoạt động/lĩnh vực kinh doanh không phù hợp.
Để thực hiện được các chiến lược tái cơ cấu như trên, quan trọng nhất là phải đảm bảo có nguồn lực để thực hiện như nguồn vốn, con người, đối tác chiến lược liên kết.
Đến xây dựng chiến lược
Từ những lập luận trên đề xuất các bước trong chiến lược tái cơ cấu DN như sau:
Bước 1: Dự báo xu hướng thay đổi môi trường kinh doanh để nhận định xu hướng thay đổi trên các khía cạnh nhu cầu sản phẩm, công nghệ sản xuất và phương thức phân phối mới.
Bước 2 : Mô tả cấu trúc hiện hữu của doanh nghiệp trên các khía cạnh: sản phẩm, thị trường mục tiêu, công nghệ, hệ thống quản lý (cơ cấu tổ chức, quy trình, quy chế hoạt động, chất lượng nhân lực), các dự án đang triển khai.
Bước 3: Phân tích cấu trúc hiện hữu của DN có phù hợp để tận dụng cơ hội và tránh né thách thức từ bối cảnh mới của môi trưởng kinh doanh hay không, để từ đó chỉ ra các khía cạnh cần thực hiện tái cơ cấu.
Bước 4: Từ những khám phá được những khía cạnh cần thực hiện tái cơ cấu, xác định mục tiêu tái cơ cấu trên các nội dung bao gồm: định hướng khách hàng mục tiêu, định hướng thay đổi sản phẩm, và định hướng thay đổi công nghệ.
Bước 5: Xác định giải pháp, chương trình, dự án để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu trên các khía cạnh: Hệ thống quản lý (cơ cấu tổ chức, quy chế, quy trình), Đầu tư công nghệ; cải tiến phương thức phân phố, và loại bỏ các lĩnh vực kinh doanh không phù hợp (thoái vốn).
Bước 6: Để đảm bảo các giải pháp tái cơ cấu được thực hiện thành công, DN cần có chiến lược huy động nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu như nguồn vốn, huy động nhân lực phù hợp cho mục tiêu tái cơ cấu, thiết lập mạng lưới quan hệ với các đối tác phù hợp.
Những sai lầm thường gặp
Trong những năm qua khi môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi, nhiều DN đặt ra vấn đề thực hiện tái cơ cấu để vượt qua các biến cố khó khăn và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu theo đúng nghĩa và đạt được kết quả mong đợi.
Nguyên nhân cơ bản nhất là những sai lầm bắt nguồn từ khâu đề xuất chiến lược tái cấu trúc đến khâu triển khai như sau:
Thứ nhất, DN chưa đề xuất chiến lược tái cơ cấu dựa trên phân tích sự tương thích giữa xu hướng thay đổi môi trường kinh doanh với cấu trúc hiện hữu để xác định mục tiêu dài hạn cho tái cơ cấu. Thay vào đó, DN bắt đầu thực hiện tái cơ bằng những kế hoạch ngắn hạn nhằm vào các giải pháp như sắp xếp tổ chức, thoái vốn, thay đổi nhân sự.
Thứ hai, chưa chỉ ra được điểm trọng tâm cần tái cơ cấu, mục tiêu tái cơ cấu (trên các khía cạnh khách hàng mục tiêu, thay đổi sản phẩm, công nghệ) mà tiến hành trước các biện pháp thứ yếu như sắp xếp tổ chức, thay đổi nhân sự cấp cao, thoái vốn. Nói cách khác, chiến lược tái cơ cấu của nhiều DN Việt Nam đi theo quy trình ngược là hành động tái cơ cấu trước khi xác định được mục tiêu tái cơ cấu.
Thứ ba, nhiều DN tập trung vào cắt giảm chi phí sản xuất với kỳ vọng gia tăng lợi nhuận cũng là một hành động không cần thiết trong thực hiện tái cấu trúc DN. Bởi vì hoạt động tiết kiệm chi phí là hoạt động thường xuyên trong công tác điều hành, không phải đợi đến lúc tái cơ cấu DN mới thực hiện. Hơn nữa, lúc thực hiện tái cơ cấu DN mà đặt trọng tâm vào hành động này sẽ gây cản trở cho việc đầu tư cải tiến công nghệ, hệ thống quản trị, tuyển mộ nhân sự để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu sản phẩm, phương thức phân phối phù hợp với nhu cầu của bối cảnh mới.
Thứ tư, nhiều DN thực hiện thoái vốn một cách máy móc, thoái vốn ngay cả với dự án đang lỗ theo kế hoạch nhưng có tiềm năng phát triển trong tương lai. Thậm chí, đối với các DN nhà nước, việc thoái vốn bị bắt buộc thực hiện theo chỉ đạo của cơ quan chủ quản, dẫn đến nhiều DN bán nhiều công ty con, dự án với giá rẻ.
Cuối cùng, nhiều DN đặt mục tiêu thu hồi vốn chứ không muốn bỏ vốn đầu tư mới. Hành động này không phù hợp với việc thực hiện chiến lược tái cơ cấu, bởi vì điều cơ bản nhất của tái cơ cấu là phải đầu tư đổi mới công nghệ, hệ thống quản trị, tuyển mộ nhân tài nhằm tạo ra sản phẩm mới, phương thức phân phối mới cho phù hợp với xu hương tiêu dùng mới. Do vậy việc nghĩ đến các biện pháp huy động vốn, nguồn lực mới là quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu, chứ không phải tìm cách bảo thu hồi vốn, giữ vốn.

Đọc thêm

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công
(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

VinFuture tiếp thêm động lực theo đuổi khoa học cho nhà nghiên cứu trẻ

PGS.TS Nguyễn Phi Lê trong một hội thảo về AI (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thẳng thắn nhìn nhận những điều còn thiếu, những thách thức phải đối diện, các nhà khoa học trẻ Việt Nam cho rằng chính VinFuture đã trao cho họ cơ hội tiếp cận với những tri thức và công nghệ mới nhất thông qua việc giao lưu, chia sẻ cùng những trí tuệ lỗi lạc hội tụ tại Việt Nam. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thêm động lực và niềm tin với con đường mình đã chọn.

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Công bố Quyết định chỉ định nhân sự Bí thư Đảng ủy HUD

Ông Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối trao quyết định cho ông Đậu Minh Thanh.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa công bố Quyết định số 2275-QĐ/ĐUK về việc chỉ định ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng uỷ HUD, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

PVOIL có Tổng giám đốc mới

Chủ tịch HĐTV Cao Hoài Dương (bìa phải) trao quyết định cho tân Tổng Giám đốc PVOIL.
(PLVN) -  Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) vừa tổ chức Lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ, chức danh Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PVOIL

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Quy định đánh thuế phù hợp với thuốc lá, nước giải khát có đường

Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường chiều ngày 27/11/2024. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và nước giải khát có đường được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tháo gỡ các 'điểm nghẽn' pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
(PLVN) -  Đó là yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra trong buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp (ngày 7/11/2024). Một trong những “điểm nghẽn” đang nhận được sự quan tâm đặc biệt là tháo gỡ vướng mắc cho các dự án PPP đã đưa vào khai thác vận hành. Các chuyên gia cho rằng, sửa Luật PPP là giải pháp tiên quyết để thúc đẩy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư PPP.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'
(PLVN) - Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO - mã chứng khoán: PGI) vừa tổ chức phiên họp Hội đồng quản trị lần thứ 03 nhiệm kỳ thành viên Hội đồng quản trị 2024 - 2029 đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh 9 tháng đầu năm, các giải pháp trọng tâm quý IV /2024, đồng thời định hướng xây dựng kế hoạch năm 2025.