54 dân tộc trong lòng thành phố

54 dân tộc phân chia theo ngữ hệ tại không gian trưng bày các dân tộc Việt Nam
54 dân tộc phân chia theo ngữ hệ tại không gian trưng bày các dân tộc Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Muốn tìm hiểu về văn hóa tộc người ở Việt Nam, du khách không nhất thiết phải đi hết chiều dài dải đất hình chữ S. Ngay trong lòng Thủ đô Hà Nội, đã có một không gian lưu giữ những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc của 54 dân tộc anh em.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là địa điểm lưu trữ, tái hiện lại các đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa của các dân tộc hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Với một diện tích tương đối lớn trong phạm vi thành phố, nơi đây vẫn đang tiếp tục công cuộc bảo tồn, quảng bá những nét riêng biệt xuyên suốt chiều dài lịch sử của 54 tộc người.

Không gian trưng bày các dân tộc Việt Nam tại Bảo tàng Dân tộc học

Không gian trưng bày các dân tộc Việt Nam tại Bảo tàng Dân tộc học

Không gian các dân tộc Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của Bảo tàng. Tại đây, hiện vật được trưng bày sẽ đặc trưng cho văn hóa lao động – giải trí, phong tục tập quán từng tộc người. Theo đó, ở Việt Nam đang có sự hiện diện của các dân tộc thuộc năm ngữ hệ: Nam Đảo, Thái – Kadai, Nam Á, Hmông – Dao và ngữ hệ Hán – Tạng, những tộc người thuộc cùng một ngữ hệ sẽ được đặt cạnh nhau.

Không gian trưng bày loại hình nghệ thuật múa rối nước đặc trưng của người Việt

Không gian trưng bày loại hình nghệ thuật múa rối nước đặc trưng của người Việt

Xe chở đó - dụng cụ bắt cá phổ biến tại nông thôn đồng bằng Bắc Bộ xưa trong không gian trưng bày của người Việt

Xe chở đó - dụng cụ bắt cá phổ biến tại nông thôn đồng bằng Bắc Bộ xưa trong không gian trưng bày của người Việt

Đám ma Mường với sự xuất hiện của mo Mường trong không gian trưng bày của ngữ hệ Việt - Mường

Đám ma Mường với sự xuất hiện của mo Mường trong không gian trưng bày của ngữ hệ Việt - Mường

Thực hành then của người Tày trong không gian trưng bày của ngữ hệ Thái - Kađai

Thực hành then của người Tày trong không gian trưng bày của ngữ hệ Thái - Kađai

Người HMông dệt vải trong không gian trưng bày thuộc ngữ hệ HMông - Dao
Người HMông dệt vải trong không gian trưng bày thuộc ngữ hệ HMông - Dao
Một góc không gian trưng bày đặc trưng cho văn hóa các tộc người thuộc ngữ hệ Môn - Khơme (Trường Sơn - Tây Nguyên)

Một góc không gian trưng bày đặc trưng cho văn hóa các tộc người thuộc ngữ hệ Môn - Khơme (Trường Sơn - Tây Nguyên)

Đồ gốm của người Chăm trong không gian trưng bày văn hóa thuộc ngữ hệ Nam Đảo

Đồ gốm của người Chăm trong không gian trưng bày văn hóa thuộc ngữ hệ Nam Đảo

Bảng thông tin về dân tộc Hoa thuộc ngữ hệ Hán - Tạng

Bảng thông tin về dân tộc Hoa thuộc ngữ hệ Hán - Tạng

Không gian trưng bày bên ngoài của Bảo tàng là sự tái hiện đặc điểm sinh hoạt, cư trú thông qua mô hình nhà ở của một số tộc người nổi bật, đại diện cho từng nhóm người đến từ những khu vực khác nhau của Việt Nam. Điều đặc biệt của những ngôi nhà tại khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học nằm ở việc chúng được phục dựng chính xác từ một nguyên mẫu ngoài đời thật, bởi bàn tay của những người bản địa, theo cách làm “nguyên bản” của tộc người mà họ thuộc về.

Thủy đình - không gian tổ chức múa rối nước tại nông thôn đồng bằng Bắc Bộ xưa được tái hiện lại trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học

Thủy đình - không gian tổ chức múa rối nước tại nông thôn đồng bằng Bắc Bộ xưa được tái hiện lại trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học

Một phần nhà của người Việt, công trình được phục dựng từ nguyên mẫu nhà bà Cố Hợi, một gia đình khá giả sống tại Thanh Hóa vào nửa đầu thế kỷ 20

Một phần nhà của người Việt, công trình được phục dựng từ nguyên mẫu nhà bà Cố Hợi, một gia đình khá giả sống tại Thanh Hóa vào nửa đầu thế kỷ 20

Chuồng trâu là một phần trong kiến trúc nhà ở của người Việt xưa. Ụ rơm, chum nước cũng là những vật chất gắn liền với cuộc sống của họ.

Chuồng trâu là một phần trong kiến trúc nhà ở của người Việt xưa. Ụ rơm, chum nước cũng là những vật chất gắn liền với cuộc sống của họ.

Nhà rông của người Bana được phục dựng tại bảo tàng với đặc trưng mái cao và cầu thang dài

Nhà rông của người Bana được phục dựng tại bảo tàng với đặc trưng mái cao và cầu thang dài

Nhà mồ Giarai do 5 người đàn ông Giarai Aráp ở tỉnh Gia Lai dựng năm 1998. Ngôi nhà mồ này có thể chôn khoảng 30 người chết.

Nhà mồ Giarai do 5 người đàn ông Giarai Aráp ở tỉnh Gia Lai dựng năm 1998. Ngôi nhà mồ này có thể chôn khoảng 30 người chết.

Nhà của người Dao Ho với kiểu nền nửa sàn nửa đất thích ứng với các sườn núi dốc. Ngôi nhà do ông Bàn Văn Sấm và 7 người Dao khác ở tỉnh Lào Cai làm theo mẫu nhà của ông Sấm.

Nhà của người Dao Ho với kiểu nền nửa sàn nửa đất thích ứng với các sườn núi dốc. Ngôi nhà do ông Bàn Văn Sấm và 7 người Dao khác ở tỉnh Lào Cai làm theo mẫu nhà của ông Sấm.

Cối giã gạo dùng sức nước của các gia đình người Dao trước đây cũng được phục dựng chân thực. Khi nước đầy máng, đầu chày còn lại sẽ tự đập xuống cối, giã thóc thành gạo

Một góc bên trong không gian nhà người Tày. Nguyên mẫu của ngôi nhà là nhà của ông Đào Thế Diện thuộc bản Thẩm Rộc (Định Hóa, Thái Nguyên). Ngôi nhà tại Bảo tàng được xây dựng bởi 12 người Tày cũng đến từ bản chỉ trong vòng 2 tuần.

Một góc bên trong không gian nhà người Tày. Nguyên mẫu của ngôi nhà là nhà của ông Đào Thế Diện thuộc bản Thẩm Rộc (Định Hóa, Thái Nguyên). Ngôi nhà tại Bảo tàng được xây dựng bởi 12 người Tày cũng đến từ bản chỉ trong vòng 2 tuần.

Từng chi tiết trong ngôi nhà đều được chạm, khắc tinh tế
Từng chi tiết trong ngôi nhà đều được chạm, khắc tinh tế

Đến với Bảo tàng Dân tộc học, du khách có thể tự mình tìm hiểu và khám phá những nét cơ bản nhất về tộc người ở Việt Nam. Đi kèm với những hiện vật được trưng bày, những công trình kiến trúc – nhà ở được phục dựng - luôn là những sơ đồ chỉ dẫn để định hình vị trí cũng như những bản tóm lược thông tin ngắn gọn, súc tích bằng ba thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Bởi vậy, ngay trong lòng Thủ đô Hà Nội, mọi người cũng có cơ hội để hiểu thêm về các tộc người thông qua những hiện vật, những mô hình trực quan và vô cùng sinh động.

Bên cạnh sứ mệnh chính yếu trong công cuộc giữ gìn và bảo tồn văn hóa tộc người ở Việt Nam, Bảo tàng cũng đang từng bước hội nhập thế giới với những phòng trưng bày về tộc người ở khu vực Đông Nam Á và rộng hơn là ở các châu lục.

Tin cùng chuyên mục

HLV Kim Sang Sik cho rằng đội tuyển Việt Nam có cơ hội chiến thắng Indonesia (Ảnh: VFF)

Sắp 'đối đầu với tiền bối', HLV Kim Sang Sik nói gì?

(PLVN) - "Chúng tôi cũng có thời gian ở cùng phòng. Tôi luôn xem ông Shin là tiền bối. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Tôi mong chờ trận đấu ngày mai, khi cả hai cùng ở cương vị huấn luyện trưởng đội tuyển quốc gia và sẽ đối đầu nhau. Tôi sẽ gạt bỏ hết những suy nghĩ cá nhân để tập trung cho trận đấu”, HLV trưởng ĐT Việt Nam nói.

Đọc thêm

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"
(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.