50 năm khoả thân ra đường vì chứng "sợ mặc quần áo"

(PLO) - Cũng bởi “sở thích” kỳ quái ấy mà mơ ước, khát vọng có một mái ấm gia đình vốn giản dị với người khác nhưng trở nên xa xỉ với người phụ nữ đáng thương này. 
Đã từ nhiều năm nay, người dân Mường ở bản Mực (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) quá quen thuộc với hình ảnh bà Đinh Thị Động (53 tuổi) không bao giờ… mặc quần áo.
Sở thích xuất hiện sau biến cố gia đình
Để có thể diện kiến được người phụ nữ kỳ lạ, phải vượt qua hàng chục con dốc dựng đứng, trơn như đổ mỡ. Anh Khanh - người dẫn đường cho biết, cho dù trời lạnh, nhiệt độ xuống chỉ còn 9- 10 độ C, nhưng bà Động vẫn không động đến bất kỳ một mảnh áo nào. “Bà ấy khỏe lắm, dù lạnh hay nóng, nắng hay mưa, vẫn không mảnh vải che thân. Chỉ hôm nào cực lạnh, bà ấy mới ở nhà sưởi lửa.Chuyện bà Động hơn 50 năm qua không mặc quần áo không còn là chuyện lạ với dân bản nữa”, người dẫn đường chia sẻ.
Thấy có người lạ, bà Động vội vàng lấy chiếc chăn bông cạnh bếp trùm vội vào người. Sau màn giới thiệu của người dẫn đường bằng tiếng Mường, bà Động có vẻ bớt ngại ngần hơn. Già hơn rất nhiều so với tuổi ngoài 50, đôi mắt hõm sâu, khuôn mặt nhăn nheo khắc khổ, bà kể: “Không biết vì sao tôi lại không thể mặc được quần áo như thế. Vì nếu mặc quần áo vào, tôi thấy khó chịu, bứt rứt, ngứa ngáy, chỉ muốn xé nát nó ra từng mảnh thôi”.
Người đàn bà kỳ lạ quấn kín chăn mỗi khi có khách.
Người đàn bà kỳ lạ quấn kín chăn mỗi khi có khách. 
Chưa từng mặc quần áo một lần nhưng người đàn bà kỳ lạ này lại không hề bị bệnh hay ốm đau bao giờ. “Người tôi khỏe, mà da cũng dày lắm. Trời lạnh cũng chẳng thấy lạnh đâu”, bà Động cho biết. Liền đó, bà lật chăn khỏi người, khoe tấm lưng trần với làn da xù xì, đen đúa và chai sần. 
Giọng bà nghẹn ngào: “Ngày trước cũng thấy tủi thân lắm, vì không mặc đồ, đi đâu tôi cũng phải lủi thủi, chốn chui chốn lủi. Lâu dần thành quen, thôi thì với những người dân bản, tôi vẫn cứ đi lại bình thường. Chỉ khi gặp người lạ, tôi mới phải che chắn. Biết khác người khổ là thế, nhưng tôi không biết làm thế nào”.
Theo tìm hiểu, bà Động là con thứ năm trong gia đình có sáu anh chị em. Lúc mới sinh, bà bình thường như bao đứa trẻ khác. Mọi chuyện chỉ thay đổi khi bà lên 5 tuổi. Do mắc bệnh nan y, bố mẹ bà Động đều mất sớm. Thương các cháu mồ côi, anh em bên nội đã đưa 4 anh chị của bà vào Đắk Lắk sinh sống. Quê nhà chỉ còn lại bà Động và cô em út lủi thủi nương tựa vào nhau. 
Thời gian này, phần vì bố mẹ cùng đột ngột qua đời, phần vì chị em ly tán, bà bị sốc. Từ một đứa trẻ bình thường, bà Động trở nên lầm lì, ít nói. Tâm sinh lý thay đổi, bà mất luôn cả thói quen mặc quần áo. Lúc đầu, vì bà còn nhỏ nên người làng không mấy quan tâm. Đến lúc bà trưởng thành, biết là chuyện lạ thì có ngăn cản, khuyên giải cũng không kịp nữa. Tận bây giờ khi đã sống được nửa cuộc đời, bà vẫn như vậy, kể cả khi ra ngoài hay ở trong nhà. 
Nghĩ gia đình nghèo khó không có quần áo mặc, người trong bản mang quần áo cho mặc, bà nhận nhưng vẫn chẳng mặc. Hễ có người bắt mặc vào, chỉ được dăm phút, bà lại xé tan tành. Người làng biết không phải bà bị điên, bởi bà thông minh lắm, dù không được đi học nhưng nói gì bà cũng hiểu. Vì thế, người làng đồn đoán bà Động bị “ma ám”, bị “bùa” nên mới sinh ra vậy. Nghe thế, anh em, họ hàng đi mời thầy mo khắp bản trên, xóm dưới đến để cúng “đuổi ma” nhưng cũng không hiệu quả. 
Dù khỏa thân vẫn sống như người bình thường
Mặc dù không chịu mặc quần áo, cuộc sống của bà Động vẫn như người bình thường. Hàng ngày, bà vẫn đi làm như bao người trong bản, lên rẫy cạo sắn, làm nương, rồi đi đánh cá khắp các bãi sông. Ông Đinh Văn Tấn, trưởng thôn Mực cho biết: “Bà Động ngoài việc không chịu mặc áo quần thì lành tính lắm, không làm hại ai bao giờ. Nhiều lần tôi thấy, khi vào rừng lấy củi, bà Động vác theo cái gùi bên trong đựng quần áo, nhưng không mặc. Đến gốc cây, bà dừng lại mặc quần áo vào rồi mới trèo lên cây đốn củi. 
Xong việc, bà lại cởi bộ quần áo ra cho vào gùi, rồi cứ ở trần như vậy địu củi về nhà. Hỏi thì bà ấy bảo mặc quần áo trèo cây để không bị cành lá làm xước người. Ai cũng phì cười với lý do ấy mà chẳng biết phải nói thế nào”. 
Ngôi nhà đơn sơ của bà Động.
Ngôi nhà đơn sơ của bà Động. 
“Mỗi lần đi thả lưới, bắt cá trên sông, bà Động cũng cứ ở trần như vậy, bà đứng lên bơi thuyền rất khỏe. Nhưng mỗi khi có thuyền khác tới gần là bà ấy lại ngồi thụp xuống. Quay lưng ra hoặc lấy cái tải, cái rá che cho đến khi khuất bóng người mới thôi. Ngày trước mới chỉ nghe chuyện về bà Động, tôi thấy hiếu kỳ lắm. Nhưng khi gặp và biết được câu chuyện kỳ lạ, tôi thương nhiều hơn. Vì vậy, những khi vô tình nhìn thấy bà Động, chúng tôi chủ động tránh đi cho bà ấy còn tự nhiên mà kéo lưới”, một người đánh cá xóm khác cho biết.
Để ép bà Động mặc quần áo là điều không hề dễ dàng. Ngay chính họ hàng, thậm chí cả người em gái thân thiết sống cùng từ nhỏ khuyên bảo, bà cũng không chịu. Em gái bà Động tâm sự: “Hôm trước có cán bộ văn hóa trên tỉnh về thăm bản. Thấy chị tôi như vậy, mấy ông cán bộ xã xấu hổ, liền ra chợ mua một bộ quần áo thật đẹp về cho bà ấy mặc. Người bản xúm lại giúp chị mặc quần áo nhưng vừa mặc vào người, chị tôi gần như nổi điên lên, xé rách tan. Như chưa hả cơn giận, chị còn mang dao ra chặt bộ quần áo vụn nát làm nhiều mảnh mới thôi. Từ đó, không ai còn dám ép chị tôi mặc quần áo nữa”. 
Người em gái cho biết thêm, nhiều lần cán bộ y tế xuống khám đều bị bà từ chối. Nhiều lúc họ còn còn nhờ đến cả công an xã giúp đỡ, nhưng cứ nhìn thấy bóng dáng công an và cán bộ lên nhà, bà Động bỏ luôn vào rừng ở mấy ngày mới về. 
Có thói quen kỳ lạ, bà Động bị ảnh hưởng cả đến chuyện tình duyên. Nói về ước muốn có một mái ấm gia đình, giọng bà Động nghẹn lại: “Nhiều lúc cũng muốn có một người chồng, và một gia đình để nương tựa. Nhưng tôi như thế này, ai thèm lấy”. Đôi mắt bà đỏ hoe, bà bảo: “Thời 15, 16 tuổi, tôi cũng ao ước mình được đi chợ tình, rồi bắt lấy một người chồng về làm đám cưới thật to, nhưng đó chỉ là suy nghĩ thôi. Buồn lắm, mỗi khi bản có đám cưới tôi chỉ dám len lén nhìn từ xa. Đôi khi nghe tiếng ru con của các chị, các mẹ tôi cũng thấy chạnh lòng”. 
Không màng đến người làng nghĩ gì về mình, hay chuyện mình có bị bệnh hoặc bị ma ám gì đó hay không, sâu thẳm tâm hồn, bà Động vẫn luôn canh cánh, lo lắng về cuộc sống của người em gái. Bà rưng rưng: “Vì tôi mà em gái chẳng thể lấy nổi chồng nữa. Nhìn em sống hiu hắt mà đắng lòng lắm”. 
Nghe chị nói vậy, người em gái ngồi bên cạnh chen vào: “Trước giờ tôi cũng có nhiều trai bản để ý, muốn xin cưới. Nhưng mỗi lần qua nhà nhìn thấy chị gái tôi trần truồng họ lại bỏ về... Từ đấy đến giờ thôi thì tôi cứ ở vậy, hai chị em rau cháo nuôi nhau qua ngày”. 
Câu chuyện về người đàn bà sống như thời nguyên thủy, có sở thích quái đản nhất xứ Mường cứ thế lan đi. Người biết chuyện thì chia sẻ, cảm thông, nhưng nhiều người tò mò, độc miệng thì cho là bà bị “ma ám” bắt phải làm như vậy. Vì thế, người đàn bà ấy vẫn phải sống trong những lời thị phi của xóm làng. Để rồi, bà tồn tại trong đời sống thực của người dân bản Mực như một “dị nhân”, một người không bình thường. Đâu là nguyên nhân biến một cô bé khỏe mạnh, bình thường thành một người kỳ lạ như bà Động, đó có lẽ là câu hỏi không có lời đáp. 

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.