5 triệu dân tháo chạy, nhiều người nước ngoài khắc khoải chờ rời khỏi Vũ Hán

Những người ngoại quốc ở tâm dịch viêm phổi Vũ Hán cho biết đang phải chôn chân tại nhà, dần cạn sạch thực phẩm và mong từng ngày được trở về nước.

Chính quyền Trung Quốc đã cấm mọi hoạt động di chuyển đến và đi khỏi tỉnh Hồ Bắc cũng như thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh, nơi ca mắc bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới (nCoV) đầu tiên được phát hiện, trước khi nó lan rộng ra khắp Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.

Khoảng 5 triệu dân đã tháo chạy khỏi thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc trước khi lệnh phong tỏa được ban bố vì bệnh viêm phổi lạ và kỳ nghỉ lễ mùa Xuân, Thị trưởng thành phố Zhou Xianwang tiết lộ.

Dân trí lấy tin SCMP dẫn lời Thị trưởng thành phố Vũ Hán ZhouXianwang, hiện có khoảng 9 triệu người vẫn ở lại thành phố sau khi lệnh phong tỏa được ban bố hôm 23/1. Trong số 2.700 người hiện đang trong diện bị theo dõi, có khoảng 1.000 người nhiều khả năng bị nhiễm rivus corona mới (nCoV). Tính tới hôm qua, riêng Vũ Hán đã xác nhận 533 trường hợp mắc bệnh.

Chính quyền trung ương Trung Quốc đã ban bố lệnh phong tỏa đối với Vũ Hán và vài thành phố tại tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Năm tuần trước với hi vọng có thể ngăn chặn sự lây lan của virus corona sang các khu vực khác tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người đã rời thành phố để đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ Năm mới âm lịch và nhiều người khác cũng đi sơ tán sau khi lệnh phong tỏa được công bố vào đêm thứ Tư.

Theo VnExpress, những người ngoại quốc ở tâm dịch viêm phổi Vũ Hán cho biết đang phải chôn chân tại nhà, dần cạn sạch thực phẩm và mong từng ngày được trở về nước. 

Một hành khách đi qua tấm bảng thông báo tình trạng chuyến bay tại sân bay Bắc Kinh ngày 23/1. Ảnh: AP.

Một hành khách đi qua tấm bảng thông báo tình trạng chuyến bay tại sân bay Bắc Kinh ngày 23/1. Ảnh: AP.

"Tuần qua, tôi không thể ra ngoài và mua bất cứ thứ gì để ăn", Mashal Jamalzai, sinh viên khoa học chính trị từ Afghanistan đang học tại Đại học Sư phạm Hoa Trung ở Vũ Hán, cho hay.

Jamalzai và các bạn học phải sống nhờ bách bích quy và Đại sứ quán Afghanistan tại Trung Quốc chưa phản hồi yêu cầu giúp đỡ của anh. "Chúng tôi muốn được sơ tán càng sớm càng tốt bởi nếu không phải virus thì cơn đói và nỗi sợ cũng sẽ giết chết chúng tôi", Jamalzai nói.

Hàng nghìn sinh viên nước ngoài và người ngoại quốc đang sống ở Vũ Hán, một trung tâm giao thương nhộn nhịp ở miền trung Trung Quốc, nơi có ngành công nghiệp thép và ôtô phát triển. Nhưng trong bối cảnh Vũ Hán đang rơi vào tình trạng "nội bất xuất, ngoại bất nhập", trường học và các cơ quan nhà nước đều đóng cửa, sinh viên Siti Mawaddah từ Đại học Hồ Bắc mô tả thành phố giờ đây "không khác gì một thị trấn ma".

"Tình hình ở Vũ Hán hiện tại rất căng thẳng và đáng lo ngại", Mawaddah, 25 tuổi, đến từ Indonesia, chia sẻ, nói thêm rằng dịch bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của cô và các bạn cùng lớp. "Nếu còn lưu lại Vũ Hán, nó như thể là chúng tôi đang chờ đến lượt mình nhiễm bệnh", cô cho hay.

Mawaddah đã nghe tin về việc Washington lên kế hoạch sơ tán nhân viên lãnh sự quán và một số công dân Mỹ sống trong thành phố. Cô hy vọng chính phủ Indonesia cũng có động thái tương tự.

Cũng theo VnExpress, Bộ Ngoại giao Mỹ đang cử một máy bay tới Vũ Hán để đón các nhân viên lãnh sự quán đưa họ về San Francisco, song cảnh báo chuyến bay không đủ chỗ cho khoảng 1.000 công dân Mỹ đang sống tại thành phố.

Diana Adama, giáo viên Mỹ sống ở Vũ Hán, cho biết cô thấy thất vọng vì tình trạng thiếu thông tin liên quan tới dịch bệnh nhưng khẳng định sẽ không rời khỏi thành phố trên chuyến bay của chính phủ nếu điều này khiến cô mang virus về nước. "Tôi sẽ không gây nguy hiểm cho bất kỳ ai", cô nhấn mạnh.

Pháp cũng đang lên kế hoạch sơ tán công dân bị mắc kẹt ở Hồ Bắc bằng xe buýt. Nhà sản xuất ôtô Pháp PSA thông báo đang xây dựng phương án sơ tán nhân viên công ty cùng người thân tới cách ly ở một tỉnh lân cận.

Sri Lanka trong khi đó có kế hoạch đưa 150 sinh viên từ Trung Quốc về nước trong hai ngày tới.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường hạn chế đi lại trên cả nước, bao gồm cả Bắc Kinh và Thương Hải, các quốc gia nước ngoài đã khuyến cáo công dân tránh xa khỏi Vũ Hán.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.