5 thực phẩm thông dụng và những nguy cơ tiềm ẩn

5 thực phẩm thông dụng và những nguy cơ tiềm ẩn
(PLO) - Một số thực phẩm được chúng ta ăn hằng ngày lại nguy hiểm cho sức khỏe vì đa số chúng có chứa chất độc.
Các loại đỗ
Được xem là thực phẩm tốt cho sức khỏe, các loại đỗ được dùng làm sa lát, thổi xôi và nấu chè. Chúng cũng thường được ưa chuộng khi ăn kiêng, vì chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ, đạm, chất bột đường, folate, và sắt. Nhưng - như một phần của cơ chế bảo vệ tự nhiên – các loại đỗ cũng chứa một lượng lớn lectin - protein có vai trò như một loại thuốc trừ sâu bọ -  ít nhất là ở thực vật. Đối với người, điều này có nghĩa là nếu ăn quá nhiều đỗ chúng ta có thể bị bệnh.
Ví dụ, đậu ván có chứa độc chất phytohaemagglutinin, có thể gây buồn nôn và nôn dữ dội, đau bụng, tiêu chảy trong vòng 3 tiếng. Trong khi việc đun sôi các loại đỗ trong ít nhất 10 phút sẽ trung hòa độc tố, thì chế biến khi chưa sôi sẽ khiến chúng càng độc. Để an toàn, có lẽ tốt nhất nên ăn đỗ đóng hộp hơn là đỗ đóng gói.

Hạnh nhân

Thường được xem là loại hạt vỏ cứng, song hạnh nhân thực sự là hạt, và nhiều loại hạnh nhân sống thực ra lại không sống. Đó là vì hạnh nhân sống đắng có chứa cyanid - một chất độc nổi tiếng. Trên thực tế, cyanid đã từng được mô tả là có mùi “hạnh đắng”.
Việc nghiền, cắn, nhai hoặc tác động vào hạnh nhân theo bất cứ cách nào cũng sẽ hoạt hóa cyanid. Chỉ ăn 4 đến 5 hạt hạnh đắng cũng sẽ gây choáng váng, buồn nôn và đau bụng, theo một nghiên cứu năm 1982 trên một phụ nữ 67 tuổi. Do không biết tác dụng của hạnh đắng, bà đã ăn hơn 12 hạt và bị đau bụng dữ dội trong 15 phút và ngã quị trong nhà tắm. Mặc dù được cứu sống, nhưng đã có lúc bà tưởng như không qua khỏi.
Tuy hạnh đắng bị cấm bán ở Mỹ - thay vào đó là hạnh ngọt an toàn hơn – song nhiều nước khác không có quy định này. Có lẽ sẽ an toàn hơn nếu tránh ăn hạnh nhân ở nước ngoài.
Táo, anh đào, đào và mận
Cũng với lý do cyanid - có lẽ tốt nhất là tránh ăn hạt của các loại táo, anh đào, đào, mận và mơ. Giống như hạnh nhân, hột hay hạt của những quả này có chứa cyanid, và chất độc này sẽ bị hoạt hóa khi hạt bị nghiền, nhai hoặc tác động theo bất cứ cách nào.
Tuy nuốt nguyên một hạt có thể không gây phản ứng gì, song nuốt nhiều thì có. Có vẻ như việc ăn nguyên cả quả táo sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.
Đại hoàng
Đại hoàng là loại cây được dùng phổ biến làm bánh, mứt, và sa lát. Tuy nhiên, những lá xanh ở ngọn cây đại hoàng chứa đầy chất a xít oxalic và anthraquinone glycosides. Tuy không gây chết người, những chất này vẫn gây ra một số tác hại, như chóng mặt, rát miệng, đau dạ dày, trong những trường hợp nặng có thể gây sỏi thận, co giật và hôn mê.  Tuy việc tránh ăn phải lá rất dễ dàng  - song cần để ý khi vứt bỏ chúng vì vật nuôi trong nhà có thể ăn phải và ngộ độc.
Khoai tây
Cũng giống như đại hoàng, khoai tây chiên là món khoái khẩu của nhiều người. Màu xanh trên củ khoai tây và mầm khoai tây có chứa solanin, một chất “kịch độc” với lượng nhỏ. Tuy khoai tây thông thường không có vấn đề gì, song cần bỏ đi những củ có lớp vỏ màu xanh hoặc bị thối. Ảnh hưởng của solanin gồm mê sảng, tiêu chảy, sốt và trong trường hợp nặng có thể gây ảo giác, tụt thân nhiệt, sốc và liệt.
 

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.