5 nhóm nguy cơ cao lây nhiễm từ 'ổ dịch' Bệnh viện Bạch Mai

5 nhóm nguy cơ cao lây nhiễm từ 'ổ dịch' Bệnh viện Bạch Mai
(PLVN) -  Từ 3 tâm dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chỉ ra 5 nhóm được xác định là nguy cơ lây nhiễm cao nhất...
áng 30/3, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tổ chức hội nghị trực tuyến với ngành Y tế 63 tỉnh, thành về tập huấn nâng cao năng lực của y tế cơ sở trong phòng chống dịch COVID-19. 
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, đến 6h sáng 30/3, Việt Nam đã ghi nhận 194 người nhiễm COVID-19. Hiện ở nước ta, dịch đã chuyển sang cấp độ 3. Trên thế giới có 201 nước và vùng lãnh thổ đã có người mắc bệnh.

Đến sáng nay, đã có 25 ca khỏi bệnh. Trong hôm nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cũng công bố khỏi bệnh cho 27 bệnh nhân, Bệnh viện Dã chiến Củ Chi công bố khỏi bệnh cho 3 bệnh nhân.

Đối với Việc lây truyền dịch bệnh, theo Thứ trưởng, phụ thuộc 3 yếu tố: Thứ nhất, người mang dịch từ nước ngoài về. Theo tổng hợp sơ bộ, 70% số ca mắc COVID-19 mang mầm bệnh từ nước ngoài về.

Thứ hai là sự phát hiện người bệnh nhiễm virus và thực hiện cách ly. Nếu phát hiện sớm, cách ly kịp thời thì sự lây nhiễm ra cộng đồng hạn chế.

Thứ ba là phụ thuộc vào điều trị bệnh nhân nhiễm, điều này liên quan lây nhiễm trong cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19.

Tại Việt Nam hiện có hai nơi được coi là “ổ dịch lớn” là quán bar Buddha ở TP HCM và Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Riêng tại Bệnh viện Bạch Mai có 3 tâm dịch: Ở Trung tâm Bệnh nhiệt đới, khoa Thần kinh và khu vực nhà ăn do Công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ hậu cần phục vụ.

Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tổ chức hội nghị trực tuyến với ngành Y tế 63 tỉnh, thành(ảnh Bộ Y tế cung cấp)
 Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tổ chức hội nghị trực tuyến với ngành Y tế 63 tỉnh, thành(ảnh Bộ Y tế cung cấp)

Từ đó, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chỉ ra 5 nhóm, được xác định là nguy cơ cao nhất, gồm:

Nhóm thứ 1 là nhóm bệnh nhân đã điều trị ở đây và ra viện. Sau khi xác định đó là ổ dịch, bệnh viện đã rà soát một số đối tượng đã chuyển về các tuyến.

Nhóm thứ 2 là cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân.

Nhóm 3 là học sinh, sinh viên đến thực tập, học tập.

Nhóm 4 là người phục vụ bệnh nhân với 2 nhóm nhỏ là người nhà đến phục vụ và nhóm được người nhà thuê phục vụ bệnh nhân.

Nhóm 5 là nhân viên phục vụ tại bệnh viện với 2 phân nhóm chính là phân nhóm phục vụ của Cty Trường Sinh, phân nhóm 2 là nhân viên lái xe điện, nhân viên bảo vệ, nhân viên vệ sinh môi trường…

Từ các nhóm nguy cơ cao này, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên xác định nếu không được phát hiện, giám sát chặt chẽ ra cộng đồng, nguy cơ lây lan ra cộng đồng lớn. Các trường hợp phát sinh từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã giám sát, đưa vào cách ly, giám sát chặt chẽ.

Theo thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyến, hiện nay hai nội dung quan trọng cần tập trung đó là phát hiện ca nhiễm (từ nước ngoài nhập cảnh và tại cộng đồng) và thứ 2 là hạn chế sự lây lan của dịch ra cộng đồng. Ông nhấn mạnh, vai trò của y tế cơ sở rất quan trọng trong ngăn chặn dịch, trong đó có vấn đề phát hiện ca nhiễm ở cộng đồng.

Riêng với y tế cơ sở, chúng ta đã "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để phát hiện từng trường hợp, lập được danh sách những người nhập cảnh vào Việt Nam từ 8/3/2020 đến nay và bước đầu đã kiểm soát được nhóm đối tượng này.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng cho biết theo đánh giá của Ban chỉ đạo Quốc gia tình hình dịch đã bước sang cấp độ 3, và vai trò của y tế cơ sở tiếp tục được phát huy và nâng cao trong việc phát hiện ca bệnh và hạn chế lây lan ra cộng đồng.

Muốn làm được điều đó thì y tế cơ sở cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương để thành lập các tổ công tác có sự tham gia của Lãnh đạo địa phương và các cơ quan đoàn thể có nhiệm vụ đi từng ngõ gõ từng nhà, phát hiện từng đối tượng để lập danh sách rà soát tất cả các đối tượng đi từ vùng có dịch về để lập danh sách phân loại đưa vào theo dõi; bên cạnh đó tổ công tác phải đến theo dõi sức khỏe của từng đối tượng trong danh sách rà soát các biểu hiện bệnh (sốt, ho, khó thở, theo dõi nhiệt độ 2 lần/ngày) cùng với đó giám sát theo dõi chặt các trường hợp lớn tuổi, có nhiều bệnh nền, có bệnh mãn tính để có những tư vấn và khuyến cáo phù hợp.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.