5 nguyên tắc 'vàng' khi đưa con đi khám viện Nhi

Khi đưa con đi khám không phải bố mẹ nào cũng hiểu rõ cần kể cho bác sĩ các dấu hiệu gì, bắt đầu từ đâu, hỏi bác sĩ những gì trong qua trình khám bệnh... Điều dưỡng khoa Thận Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn 5 nguyên tắc “bỏ túi” giúp cha mẹ chuẩn bị cho con đi khám nhanh và hiệu quả nhất.

Cụ thể, nguyên tắc 1

Trường hợp bé mắc bệnh cấp tính, cha mẹ nên tập trung mô tả những triệu chứng bệnh xuất hiện gần đây nhất, liên quan tới lý do mà cha mẹ cho con đi lần khám này. Tránh kể lan man về những chuyện đã xảy ra rất lâu và không liên quan tới lần bệnh này.

Nguyên tắc 2

Cha mẹ cần lưu ý ghi sẵn ra giấy những vấn đề của con mình, những vấn đề mình băn khoăn để khi gặp bác sĩ sẽ trực tiếp trao đổi một cách tỉ mỉ. Bình tĩnh liệt kê tất cả các vấn đề khiến cha mẹ còn băn khoăn để bác sĩ đánh giá tổng quát toàn thể.

Đừng thấy con mình đang khám bác sĩ chuyên khoa Thận mà ngại ngùng không dám hỏi những vấn đề khác như con bị mẩn ngứa, đi ngoài, nổi u cục… Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ hội chẩn hoặc giới thiệu bé tới bác sĩ chuyên khoa liên quan.

Nguyên tắc 3

Mang theo toàn bộ hồ sơ khám chữa bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc và các loại thuốc đang điều trị (nếu có) để bác sĩ đánh giá quá trình diễn biến của bệnh và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Không ít trường hợp cha mẹ giấu kín kết quả và kết luận khám chữa bệnh tại cơ sở y tế trước đó, với hy vọng bác sĩ khám lại từ đầu xem kết luận có trùng khớp không. Một số cha mẹ khác thì vì sợ bác sĩ “mắng” do tự ý cho con uống thuốc nên không dám nói ra. Kết quả là bác sĩ phải mất thời gian làm lại các xét nghiệm, kê lại cho bé những loại thuốc mà gia đình đã sử dụng nhưng không hiệu quả. Và tai hại hơn nữa, trường hợp cha mẹ sử dụng thuốc sai cách, bác sĩ sẽ không biết để tư vấn giúp cha mẹ tránh phạm sai lầm trong tương lai.

Nguyên tắc 4

Khi bạn có băn khoăn chưa muốn thực hiện xét nghiệm. Hãy trao đổi trực tiếp để bác sĩ giải thích rõ vì sao bé cần làm xét nghiệm này, giữa lợi ích và nguy cơ nếu không làm xét nghiệm thì vấn đề gì sẽ xảy ra. Khi đã hiểu rõ những lợi ích của các xét nghiệm cần thiết  cha mẹ sẽ đưa ra được quyết định phù hợp nhất cho con.

Đừng vì sợ bé đau khiến bạn từ chối làm xét nghiệm cho con dẫn đến hiệu quả điều trị không được như mong muốn.

Nguyên tắc 5

Khi bác sĩ kê đơn và tư vấn, người có trách nhiệm chính (bố/mẹ) cần trực tiếp vào phòng khám để nghe bác sĩ giải thích về bệnh trẻ đang bị mắc, cách sử dụng đơn thuốc và phương pháp chăm sóc trẻ tại nhà cũng như hướng dẫn các dấu hiệu cảnh báo cần đưa trẻ đến khám lại ngay.

Nhiều em bé đi khám cùng rất nhiều người thân trong gia đình. Khi bác sĩ giải thích bố/mẹ không vào nghe mà cô/dì/chú/bác hoặc người giúp việc vào, lúc sau mẹ lại vào hỏi “Con em bị sao ạ?”. Bác sĩ phải giải thích lại. Mẹ nghe xong gật gù đi ra, lúc sau lại bố chạy vào… Bác sĩ sẽ vô cùng mệt mỏi và những bệnh nhân khác đang chờ khám cũng bị mất thêm rất nhiều thời gian.

Tin cùng chuyên mục

Đã có kháng thể phòng COVID-19 cho người suy giảm miễn dịch

Đã có kháng thể phòng COVID-19 cho người suy giảm miễn dịch

(PLVN) -  Trải qua quá trình sàng lọc hơn 1.500 kháng thể của người khỏi bệnh COVID-19 trên khắp thế giới, các nhà khoa học chọn được 2 kháng thể có hoạt lực mạnh nhất để tạo ra kháng thể đơn dòng dự phòng COVID-19 đầu tiên trên thế giới, sắp có mặt tại Việt Nam.

Đọc thêm

Cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế: Bảo đảm thông suốt, an toàn thông tin

Ảnh từ internet
(PLVN) - Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế. Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, ngành Y tế đã từng bước đẩy mạnh và có bước phát triển đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận các công nghệ số như vạn vật y tế kết nối, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn...

Quà quê xứ Nghệ

Món bánh dân dã của vùng quê xứ Nghệ.
(PLVN) - Ngày xưa, để được ăn bánh cà, người dân Làng Nam phải đợi Tết đến Xuân về. Đây cũng là loại bánh được bày lên bàn thờ gia tiên và tiếp khách dịp Tết. Nay đời sống khấm khá, món ăn truyền thống đã trở thành thức quà để người dân nơi đây phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Chàng trai nhiều lần 'từ chối' lời gọi của tử thần

Chàng trai nhiều lần 'từ chối' lời gọi của tử thần
(PLVN) - Những ngày cuối năm chộn rộn, tình cờ tôi gặp một chia sẻ từ một người bạn của chàng trai đã từng hai lần “tắt thở” và trở về với cuộc sống. Đã 10 năm qua, chàng trai ấy từ là “cỗ máy kiếm tiền” ở tuổi 20 rực rỡ, rồi đột ngột bị tai nạn, nằm liệt giường. Thế nhưng, anh đã chọn “sống và sống ý nghĩa” trong từng phút giây, dù chỉ để thở và cười… Đó là Nguyễn Chánh Tín, chàng trai 34 tuổi, quê Hoài Nhơn, Bình Định…

Thói quen ăn uống khiến nhiều người trẻ mắc ung thư

Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ vì việc ăn uống không hợp lý khiến người trẻ tuổi đã mắc ung thư đại trực tràng
(PLVN) - Tại Bệnh viện K, trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5 trường hợp mắc ung thư đại trực tràng, đặc biệt có những bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại trực tràng khi mới 12,13 tuổi, nguyên nhân hầu hết do thói quen ăn uống không hợp lý.

Cảnh giác phát hiện u màng não từ biểu hiện đau đầu thường xuyên

Hình ảnh khối u màng não kích thước khoảng 9x10mm vị trí liềm đại não trước của bệnh nhân T., trên hình ảnh chụp MRI.
(PLVN) - Đau đầu là triệu chứng phổ biến, thường gặp, có thể do nhiều yếu tố gây nên như thiếu ngủ, căng thẳng thần kinh, tiếp xúc tiếng ồn, thay đổi thời tiết... Tuy nhiên, nếu có biểu hiện đau đầu thường xuyên thì hãy đi khám ngay bác sĩ, bởi đó có thể là biểu hiện của tổn thương, bệnh lý nguy hiểm trong não.

Cách giúp bạn sống năng động và vui khỏe

Cách giúp bạn sống năng động và vui khỏe
(PLVN) - Lối sống ít vận động có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Thậm chí bạn có thể đã cảm thấy những tác động của việc ngồi lâu trong một thời gian dài, như đau lưng trên và vai, cơ hông và sưng ở bàn chân do giảm tuần hoàn máu. Ngoài ra, dành thời gian dài để ngồi trước màn hình còn có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta nữa. Đúng vậy, lối sống ít vận động cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Xử lý khi chìa khóa thông minh ô tô khi hết pin

Xử lý khi chìa khóa thông minh ô tô khi hết pin
(PLVN) - Chìa khóa thông minh hiện nay dường như đã trở thành trang bị tiêu chuẩn cho các dòng xe hơi vì tính tiện dụng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi chìa khóa này hết pin thì không phải lái xe nào cũng biết cách xử lý. 

Dấu hiệu trẻ ốm nặng cần đưa ngay đến bệnh viện

Dấu hiệu trẻ ốm nặng cần đưa ngay đến bệnh viện
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đặc biệt là ở các khoa Khám bệnh, khoa Cấp cứu, thường có một số trường hợp trẻ bị bệnh nặng mà cha mẹ không nhận biết được các dấu hiệu, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe trẻ...

Liệu pháp chăm sóc sức khỏe điều dưỡng lục khí

Liệu pháp chăm sóc sức khỏe điều dưỡng lục khí
(PLVN) - Liệu Pháp Điều Dưỡng Lục Khí được Viện Nghiên Cứu Sức Khỏe &Quản Lý Y Tế (RIMH Việt Nam) nghiên cứu và ứng dụng thành công trên rất nhiều khách hàng trong 05 năm qua nhằm hỗ trợ trị liệu các triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy, lưng, hông, đầu, toàn thân… 

Những lợi ích từ Massge bầu

Những lợi ích từ Massge bầu
(PLVN) - Làm mẹ là một quá trình hội tụ nhiều cảm xúc trái ngược của chị em, bên cạnh niềm hạnh phúc là sự đau đớn, song hành cùng nụ cười là những giọt nước mắt, tiếp nối sự lo lắng là tiếng thở phào nhẹ nhõm. Dù bạn sinh lần đầu hay từng trải qua vài lần vượt cạn, những xúc cảm đó vẫn vẹn nguyên, thiêng liêng và đáng nhớ vô cùng.

Lao kháng thuốc bùng phát do bệnh nhân… 'né' điều trị?

Việc điều trị lao kháng thuốc rất mất thời gian và tốn kém. Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lao kháng thuốc là việc bệnh nhân “nhờn” thuốc khiến tình trạng bệnh trở nặng và điều trị khó khăn, tốn kém hơn rất nhiều so với thông thường. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới xuất hiện khoảng gần 500.000 trường hợp lao đa kháng, trong đó 5-7% là lao siêu kháng. 

Chuyên gia khuyến cáo cách phòng, chữa bệnh Whitmore

Bệnh nhân whitmore đang điều trị tại BV Bạch Mai.
(PLVN) - Trả lời báo chí, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trực khuẩn Whitmore là một loại vi khuẩn gram âm, có thể tồn tại trong bùn, đất và lây nhiễm cho con người thông qua các vết thương ngoài da. Ngoài ra có thể lây qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 1950, lưu hành lẻ tẻ tại một số địa phương.