5 cái nhất của Hà Nội ít người biết

0:00 / 0:00
0:00
Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, Trấn Quốc là chùa cổ nhất thành phố với tuổi đời hơn 1.500 năm hay cầu dây văng lớn nhất... là những điều ít người để ý và biết đến.

Video: Khám phá Hà Nội với 5 cái nhất.

Khám phá Hà Nội với 5 điều "đặc biệt" nhất từ xưa đến nay - Ảnh 2.

Tháp rùa duy nhất tại Việt Nam: Tháp Rùa được xây nổi giữa hồ Gươm nằm ngay trung tâm TP. Hà Nội, đây là ngọn tháp có kiến trúc kết hợp giữa phong cách kiến trúc châu Âu nhưng vẫn giữa quy thức kiến trúc cổ Việt Nam.

Khám phá Hà Nội với 5 điều "đặc biệt" nhất từ xưa đến nay - Ảnh 3.

Tháp được xây dựng trên một gò đất rộng khoảng 350 m2, bình đồ hình chữ nhật có 4 tầng, tầng dưới xây rộng hơn, thu nhỏ dần lên tầng trên. Hai mặt phía Đông và Tây có 3 cửa cuốn. Phía Nam và Bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu. Đỉnh 2 tầng có lan can chạy xung quanh. Bốn đầu đao đắp uốn cong dần lên vào giữa đỉnh, trên đỉnh có hình ngôi sao 5 cánh.

Khám phá Hà Nội với 5 điều "đặc biệt" nhất từ xưa đến nay - Ảnh 4.

Chính sự giao thoa độc đáo giữa kiến trúc bản địa và kiến trúc Pháp đã tạo nên nét đẹp riêng biệt của tháp Rùa. Cùng với tháp Rùa các di tích khác như đền Ngọc Sơn, tháp Bút cũng là những di sản được bảo tồn nghiêm ngặt.

Khám phá Hà Nội với 5 điều "đặc biệt" nhất từ xưa đến nay - Ảnh 5.

Quảng trường lớn nhất Việt Nam: Quảng trường Ba Đình nằm trên đường Hùng Vương (Ba Đình) là quảng trường lớn nhất Việt Nam. Quảng trường nằm tại nơi đặt Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thành Thăng Long xưa . Đây cũng là nơi vào ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Khám phá Hà Nội với 5 điều "đặc biệt" nhất từ xưa đến nay - Ảnh 6.

Tại đây thường xuyên diễn ra các cuộc diễu binh diễu hành nhân dịp các ngày lễ lớn của Việt Nam, và cũng là một địa điểm tham quan, vui chơi, của người dân Trong ảnh là nghi thức thượng cờ được diễn ra hằng ngày tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khám phá Hà Nội với 5 điều "đặc biệt" nhất từ xưa đến nay - Ảnh 7.

Quảng trường Ba Đình với chiều dài 320 m; rộng 100 m, có 210 ô cỏ (7 hàng dọc, 30 hàng ngang), giữa quảng trường có cột cờ cao 25 m.

Khám phá Hà Nội với 5 điều "đặc biệt" nhất từ xưa đến nay - Ảnh 8.

Ngôi chùa cổ nhất thành phố: Chùa Trấn Quốc, có lịch sử gần 1.500 năm, được tọa lạc trên một hòn đảo phía Đông hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội), đây được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Chùa có kiến trúc với sự kết hợp hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã.

Khám phá Hà Nội với 5 điều "đặc biệt" nhất từ xưa đến nay - Ảnh 9.

Chùa trước đây là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần. Chùa Trấn Quốc là điểm thu hút rất nhiều tín đồ phật tử và khách tham quan, du lịch.

Khám phá Hà Nội với 5 điều "đặc biệt" nhất từ xưa đến nay - Ảnh 10.

Với kiến trúc giống như một bông sen đang nở, năm 2016 chùa Trấn Quốc nằm trong danh sách bình chọn những ngôi chùa đẹp nhất thế giới, do tờ báo Daily Mail (Anh) công bố.

Khám phá Hà Nội với 5 điều "đặc biệt" nhất từ xưa đến nay - Ảnh 11.

Cầu dây văng lớn nhất Việt Nam: Cầu Nhật Tân là cầu dây văng lớn nhất Việt Nam. Cầu có tổng chiều dài 8.930 m bao gồm: Phần cầu Nhật Tân có tổng chiều dài 3.755 m với bề rộng mặt cầu 33,2 m (6 làn xe chính và 2 làn dừng khẩn cấp). Riêng cầu chính là cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp tượng trưng 5 cửa ô Hà Nội với tổng chiều dài 1.500 m, phần đường dẫn hai đầu cầu có tổng chiều dài 5.170 m.

Khám phá Hà Nội với 5 điều "đặc biệt" nhất từ xưa đến nay - Ảnh 12.

Từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài về trung tâm thành phố sẽ qua cầu Nhật Tân theo trục đường Võ Nguyên Giáp - Võ Chí Công ở hướng Bắc. Cầu đáp ứng nhu cầu kết nối giao thông trong khu vực, phục vụ chiến lược phát triển sân bay Nội Bài và góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông Thủ đô, tạo hình ảnh TP Hà Nội văn minh, hiện đại.

Khám phá Hà Nội với 5 điều "đặc biệt" nhất từ xưa đến nay - Ảnh 13.

Lượng phương tiện di chuyển hàng ngày qua cầu khá lớn.

Khám phá Hà Nội với 5 điều "đặc biệt" nhất từ xưa đến nay - Ảnh 14.

Con phố ngắn nhất Hà Nội: Nằm ngay cạnh Hồ Gươm, phố Hồ Hoàn Kiếm được biết đến với đặc điểm là con phố ngắn nhất Hà Nội. Chiều dài của con phố chưa đầy 50m, nối từ phố Cầu Gỗ tới Đinh Tiên Hoàng, hướng thẳng ra hồ Hoàn Kiếm.

Khám phá Hà Nội với 5 điều "đặc biệt" nhất từ xưa đến nay - Ảnh 15.

Vì quá ngắn, nhiều du khách tới thành phố tưởng chừng như con phố chỉ là một đoạn đường tắt không tên. Phố nổi tiếng với những món ăn đường phố.

Đọc thêm

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.