49% biển quảng cáo ngoài trời ở TP Hồ Chí Minh không phép

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong hơn 1.500 bảng quảng cáo ngoài trời tại TP HCM có 49% điểm không phép, chủ yếu ở các vòng xoay, chân cầu vượt, tuyến đường lớn của các quận trung tâm. Thông tin được Sở VH&TT TP HCM đưa ra tại phiên họp giải trình với HĐND TP về quản lý hoạt động quảng cáo.

Theo thống kê, TP HCM có 1.515 bảng quảng cáo ngoài trời. Trong đó, 747 vị trí không phép (chiếm hơn 49%). Nhiều trụ pano được địa phương, Sở GTVT cho phép cổ động chính trị, nhưng sau đó biến tướng sang quảng cáo không phép.

10 năm qua, Thanh tra Sở VH&TT đã xử phạt 22 tỷ đồng với hơn 2.100 trường hợp vi phạm quảng cáo ngoài trời. Lỗi phổ biến là chỉ viết tiếng nước ngoài trên biển hiệu; treo, dựng bảng quảng cáo không đúng nơi đã quy hoạch; không có giấy phép xây dựng bảng quảng cáo (với loại có diện tích trên 20m2, bằng khung kim loại); không đảm bảo an toàn cháy nổ, thoát hiểm, kết cấu...

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Ban Văn hoá Xã hội HĐND TP nói rằng Luật Quảng cáo có hiệu lực từ 2012 nhưng đến nay TP chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời, khiến DN gặp khó trong quảng bá sản phẩm: "Khảo sát của Ban cho thấy hậu kiểm sau cấp phép chưa tốt nên có rất nhiều vi phạm. Nguyên nhân là trách nhiệm chồng chéo giữa sở, ngành với địa phương".

Giải trình, lãnh đạo Sở VH&TT cho biết từ 2014, Sở đã làm đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời và trình vào 2017. Tuy nhiên, năm 2018 Luật Quy hoạch ra đời, Bộ KH&ĐT hướng dẫn 30 lĩnh vực không thực hiện quy hoạch, trong đó có quảng cáo. Do đó, Sở ngưng và thanh lý đề án này. Đến 2020, do nhu cầu thực tiễn, UBND TP chỉ đạo Sở lập lại đề án này.

Sở VH&TT cũng nhìn nhận do quy định từng lĩnh vực chồng chéo nên có "độ vênh" trong phối hợp giữa sở, ngành, địa phương. Dẫn chứng là Luật Quảng cáo và Luật Xây dựng hiện không cho phép dựng biển quảng cáo trong hành lang an toàn giao thông đường bộ; nhưng Luật Giao thông đường bộ cho phép xây dựng tạm thời trong 6 tháng.

Giải thích thêm, lãnh đạo Sở TT&TT cho biết Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định hoạt động quảng cáo ngoài trời là trách nhiệm của ngành văn hoá - thể thao, song hiện đa số màn hình LED đều kết nối Internet, tức thuộc quản lý của ngành Thông tin và Truyền thông. "Việc chồng lấn nhiệm vụ dẫn đến khoảng trống về trách nhiệm và chức năng quản lý đối với quảng cáo ngoài trời", lãnh đạo Sở TT&TT nói và cho biết hai sở đã nhiều lần đề xuất nhưng hiện chưa có văn bản điều chỉnh.

TP hiện có hơn 9.200 màn hình LCD quảng cáo, lắp đặt tại toà nhà chung cư, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại. Loại hình này tập trung nhiều nhất tại Thủ Đức (hơn 1.800), quận 1 (hơn 1.900), quận 7 (hơn 1.200)... Riêng Hóc Môn và Cần Giờ không có kiểu quảng cáo này.

Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho rằng thực tế có vướng mắc về quy định trong quảng cáo do sự chồng chéo, khác biệt giữa quy định của luật và thông tư. Tuy nhiên, việc này là khách quan chứ không phải lý do để buông lỏng.

Theo ông Đức, TP đang hoàn thiện đề án quy hoạch quảng cáo, trong đó xác định rõ đặc thù của từng địa phương, loại hình và có phân công trách nhiệm cụ thể để quản lý. Đề án đặt mục tiêu năm 2025, ngành quảng cáo đóng góp 2,6% GRDP TP HCM và đến 2030 là 3,2%. Năm 2020, ngành này đóng góp 1,8% GRDP.

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ lưu ý các cơ quan chức năng cần sớm xây dựng đề án khai thác nguồn thu từ quảng cáo để tăng ngân sách, và có phương án sử dụng nguồn này. Bà Lệ gợi ý, có thể đấu giá quyền thuê địa điểm quảng cáo ngoài trời tại khu đất công, đất giao thông để đảm bảo công khai, minh bạch, tạo công bằng giữa các DN.

Đọc thêm

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.