473 người chết, chuyện gì đang xảy ra với hàng không thế giới?

473 người chết, chuyện gì đang xảy ra với hàng không thế giới?
473 người chết, chuyện gì đang xảy ra với hàng không thế giới?
(PLO) -Chỉ trong vòng hơn một tuần, các thảm họa hàng không liên tiếp xảy ra đã cướp đi sinh mạng của 473 người. Cả thế giới đang phải đối diện với một tuần đen tối chưa từng có trong lịch sử hàng không khi hàng loạt các thảm họa hàng không ập đến trên khắp các châu lục.
473 người chết
Ngày 17/7, chiếc máy bay Boing 777 mang số hiệu MH17 bị tên lửa đối không BUK bắn hạ ở miền đông Ukraine đã khiến cả thế giới sửng sốt. Chiếc máy bay được cho là bị bắn rơi ở độ cao 33.000 feet (tương đương 10.000m). 
Toàn bộ 298 có mặt trên chuyến bay bao gồm 283 hàng khách và 15 thành viên của phi hành đoàn đã thiệt mạng.
Trong đó tới 154 người quốc tịch Hà Lan, Maylaysia có 43 người, Úc 27 người, Indonesia 12 người, Anh 9 người, Đức 4 người, Bỉ 4 người, Philippines 3 người, Canada 1 người… 
Đây là thảm kịch thứ 2 ập xuống hãng hàng không Maylaysia Airline sau vụ máy bay mang số hiệu MH370 chở 239 người mất tích bí ẩn trên bầu trời hồi tháng 3/2014.
Tiếp đó 23/7, một máy bay số hiệu GE222 của hãng hàng không TransAsia Airways chở 58 người đã gặp nạn trong lần hạ cánh khẩn cấp thứ hai xuống sân bay Mã Công ở vùng Bành Hồ của Đài Loan, vùng đang chịu ảnh hưởng của cơn bão Matmo. 
Giới chức trách Đài Loan đã xác nhận có 48 người thiệt mạng và 10 người trên máy bay cùng 5 người dưới mặt đất bị thương trong vụ việc này.
Chưa dừng lại ở đó, chiếc Boeing MD-83 của Air Algerie biến mất khỏi màn hình radar chưa đầy một giờ sau khi cất cánh ở thủ đô Ouagadougou của Burkina Faso để bay đến Algiers. Máy bay đâm xuống đất ở Mali khiến 116 hành khách cùng tổ bay thiệt mạng. 
Xác một nạn nhân vùi lấp trong vụ máy bay MH17 bị bắn hạ. Ảnh: Time
 Xác một nạn nhân vùi lấp trong vụ máy bay MH17 bị bắn hạ. Ảnh: Time
Trước khi bị mất liên lạc, phi hành đoàn Tây Ban Nha đã được đài kiểm soát không lưu yêu cầu đổi hướng bay để tránh một cơn bão ở bắc Mali. 
Thảm họa đã khiến cho nhiều gia đình mất đi người thân. Có gia đình 10 người hoàn toàn thiệt mạng, có gia đình 5 người cũng vĩnh viễn mất đi.
Các nhà chức trách xác nhận máy bay gặp nạn do thời tiết xấu, tuy nhiên, không loại trừ khả năng bị khủng bố.
Trong vòng hơn một tuần lễ, hàng loạt các thảm họa, sự cố, va chạm của ngành hàng không như: rơi máy bay quân sự ở Hy Lạp khiến 2 người chết, rơi trực thăng ở Ấn Độ 7 người chết, rơi trực thăng cứu hỏa ở Ý 2 người chết…nâng tổng số người chết lên 473 người. Toàn thế giới vừa bàng hoàng vừa sửng sốt khi không hiểu chuyện gì đang xảy ra với ngành hàng không?
Sợ hãi khi đi máy bay
Dường như một tuần đen tối của ngành hàng không vẫn chưa kết qua đi, các tai nạn máy bay vẫn liên tiếp xảy ra ở các châu lục khác nhau: Châu Á, châu Âu, châu Phi,… Sự việc khiến nghìn người công tác trong ngành hàng không hoảng sợ mỗi khi làm công việc của chính mình dù đã làm hàng chục năm trước đó.
Sau hai thảm họa liên tiếp xảy ra trong một thời gian ngắn, các tiếp viên của hãng hàng không Maylaysia Airline tỏ ra khá sốc và sợ hãi thậm chí là bị ám ảnh mỗi khi lên các chuyến bay làm việc. Trên ABC, Nirmala Nadaraja  một tiếp viên của hãng hàng không Maylaysia cho biết có rất nhiều tiếp viên mặc đồng phục, tươi cười với với mọi người rằng đó là công việc mà họ phải làm nhưng trong lòng họ đang ngổn ngang, họ bị ám ảnh bởi các thảm họa liên tiếp xảy ra.
Về phía người dân mỗi nhiều người tỏ ra hoảng sợ, hoãn,hủy chuyến bay vào phút chót để tránh những ngày đen tối của ngành hàng không. Anh Nguyễn Văn Trung (Sở Ngoại Vụ) cho hay: “Khi nghe tin nhiều máy bay gặp nạn tôi và gia đình rất lo sợ bởi trong tuần này tôi có chuyến bay dài sang châu Âu. Biết tai nạn chỉ là hy hữu nhưng tôi vẫn cầu nguyện cho mọi thứ suôn sẻ nhất có thể”.
Chị B.Hoàn (PV Đài truyền hình) tuần vừa rồi có đi công tác nhiều nơi. Chị kể: “Hôm qua tôi có đi công tác từ Sài Gòn ra Hà Nội, máy bay đi qua vùng thời tiết xấu và rơi tự do một lúc thế là mọi người trên máy bay la hét, ồ lên vì sợ. Có lẽ sau quá nhiều vụ tai nạn hàng không các hành khách cũng có tâm lý sợ hãi sẵn rồi”.
Trên các mạng xã hội, diễn đàn gần dây cộng đồng mạng liên tục chia sẻ về những cảm nhận về các vụ tai nạn máy bay. Nhiều người chia sẻ nỗi sợ hãi khi phải lên máy bay trong một tuần đen tối và xuống mới biết thoát nạn, có người sẵn sàng hủy bỏ các chuyến du lịch, nghỉ mát xa thay vào đó là các chuyến dã ngoại gần hơn để tránh việc phải đi máy bay.
Một chuyên gia hàng không cho hay, sau quá nhiều thảm họa hàng không xảy đến trong một thời gian ngắn khiến tâm lý khách hàng rất nhạy cảm. Bất cứ một thay đổi nào trên máy bay về độ cao hay đi qua vùng thời tiết xấu đều khiến họ sợ hãi, lo lắng. Tuy nhiên, xét về độ an toàn thì dù có xảy ra nhiều tai nạn như thời gian vừa qua thì ngành hàng không vẫn là một phương tiên di chuyển có chỉ số an toàn bậc nhất./.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.