45 cán bộ, nhân viện ở Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương có kết quả âm tính Covid - 19

Bệnh nhân 237 nhập viện không có người thân và giấy tờ tuỳ thân
Bệnh nhân 237 nhập viện không có người thân và giấy tờ tuỳ thân
(PLVN) - Đến trưa ngày 4/4, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông kết quả xét nghiệm cho 45 người  tại Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương liên quan đến bệnh nhân số 237 âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2.

Bnh nhân 237 là nam, 64 tuổi, quốc tịch Thụy Điển. Bệnh nhân có tiền sử bệnh Leukemia kinh dòng hạt (bệnh ung thư máu dạng tủy mạn tính - Chronic Myeloid Leukemia), đã điều trị 3 - 4 năm bằng thuốc Nilotinib. Khoảng 4 tháng nay, bệnh nhân không uống thuốc do đi du lịch nước ngoài.

Ngày 1/4, bệnh nhân xuất hiện chảy máu mũi nhiều, mệt mỏi, không sốt, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang khám; kết quả xét nghiệm thấy bạch cầu tăng cao nên được chuyển sang Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng không có người thân và không có giấy tờ tùy thân. Qua khai thác tiền sử dịch tễ, các bác sĩ của Viện đánh giá bệnh nhân có nguy cơ cao mắc COVID-19, nên bệnh nhân đã được cách ly ngay vào 1 phòng bệnh khép kín tại Khoa Ghép Tế bào gốc. Viện đã chủ động đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lấy máu làm xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Bệnh nhân được chỉ định chụp CT-scaner ngực ngay sau khi vào Viện, kết quả bình thường. Kết quả xét nghiệm huyết học cho thấy bạch cầu tăng rất cao (454G/L – cao gấp gần 50 lần so với chỉ số bình thường), bệnh nhân có nguy cơ cao tắc mạch máu não dẫn đến tử vong. Các bác sỹ đã chỉ định gạn bạch cầu, truyền dịch, cầm máu mũi và cho bệnh nhân uống thuốc để làm giảm lượng tế bào ác tính trong máu.

Tất cả nhân viên thăm khám, hỏi bệnh và điều trị cho bệnh nhân đều sử dụng trang thiết bị bảo hộ (khẩu trang, kính che mặt, quần áo bảo hộ…).

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân đôi lúc không hợp tác (đề nghị không điều trị, tự rút dây truyền dịch và gạc cầm máu mũi), đòi ra Viện. Kíp trực đã giải thích tình trạng bệnh và mời Công an phường Yên Hòa, Công an quận Cầu Giấy vào làm việc để phối hợp giải thích cho bệnh nhân. Theo kiểm tra của công an, thị thực của bệnh nhân đã hết hạn.

Do đó, bệnh nhân được yêu cầu tạm thời tiếp tục ở lại Viện để chờ liên lạc từ gia đình. Viện cũng đã liên hệ với Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội để nhờ hỗ trợ, Đại sứ quán đã liên lạc được với con gái bệnh nhân và kết nối để nói chuyện với bệnh nhân.

Sau khi có thông tin về kết quả xét nghiệm của bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Viện đã khẩn trương tổ chức họp và triển khai các nội dung theo quy định: Thông báo và trao đổi với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân và lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân;

Báo cáo Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19; Lập danh sách và tổ chức cách ly tại Viện 45 cán bộ, nhân viên tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân (F1), cách ly hoàn toàn khoa Ghép Tế bào gốc (khoa điều trị cho bệnh nhân 237); Lập danh sách F2 để cách ly tại chỗ và theo dõi sức khỏe; Mời Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đến lấy mẫu những trường hợp F1, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội vào khảo sát dịch tễ của ca bệnh và những người liên quan;

Phối hợp với Cấp cứu 115 Hà Nội chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; Tổ chức phun khử trùng những nơi bệnh nhân đã nằm điều trị và đã đi qua (khoa Khám bệnh, khoa Chẩn đoán hình ảnh, thang máy…) cũng như toàn bộ Viện; Đã đề nghị bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế thực hiện nghiêm túc việc cách ly; Lấy mẫu xét nghiệm 45 người ở bệnh viện tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân (F1)...

Trước đó, Viện đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và triển khai các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nên hoàn toàn chủ động khi tiếp nhận bệnh nhân nói trên.

Bệnh nhân 237 đang được điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (ảnh minh hoạ)
 Bệnh nhân 237 đang được điều trị tại Viện 

Huyết học - Truyền máu Trung ương (ảnh minh hoạ)

Viện đã quán triệt nhân viên y tế sử dụng trang thiết bị bảo hộ theo quy định; nhắc nhở bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách ra vào Viện đeo khẩu trang; bố trí dung dịch rửa tay nhanh ở các vị trí; lên phương án cách ly, phân luồng trong trường hợp có bệnh nhân hoặc người đến Viện có dấu hiệu nghi ngờ mắc COVID-19…

Bệnh nhân – người nhà bệnh nhân và người hiến máu là hai đối tượng độc lập, đã được Viện triển khai phân luồng lối đi riêng biệt ngay từ khi vào Viện. Toàn bộ việc khám, điều trị cho bệnh nhân nói trên và các bệnh nhân khác được thực hiện ở tòa nhà riêng biệt, độc lập với tòa nhà Trung tâm Máu quốc gia, nên giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm cho người đến hiến máu tại Viện và nhân viên của Trung tâm Máu quốc gia. Nhân viên tham gia vào công tác khám, điều trị và nhân viên tiếp nhận máu cũng là 2 nhóm tách biệt.

Viện cũng đã triển khai trang bị và sản xuất mặt nạ che giọt bắn cho các đơn vị, đặc biệt là ở các khoa lâm sàng và nhân viên tham gia tiếp nhận máu. Viện sẽ tiếp tục sản xuất và trang bị mặt nạ che giọt bắn cho cả những người đến tham gia hiến máu.

Viện cũng đã báo cáo Bộ Y tế cho phép trong thời gian cách ly hoàn toàn khoa Ghép tế bào gốc, hoạt động điều trị tại khoa vẫn diễn ra bình thường do các nhân viên của khoa thực hiện. Đồng thời mọi hoạt động chuyên môn tại các đơn vị khác của Viện được hoạt động bình thường vì Viện là tuyến cuối về chẩn đoán và điều trị bệnh máu, đồng thời phải đảm bảo cung cấp máu và chế phẩm máu cho 170 bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố.

Tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến liên tiếp trong nhiều tuần qua, lượng máu tiếp nhận của Viện sụt giảm nghiêm trọng. Cả tháng 3, Viện chỉ tiếp nhận được 16.000 đơn vị máu, trong khi con số này ở các năm là 32.000 – 36.000 đơn vị. Trong vài tuần liên tiếp, Viện chỉ tiếp nhận được 50 – 60 đơn vị máu mỗi ngày (tại Viện và một số điểm hiến máu cố định) do hầu như không có lịch hiến máu tại các cơ quan, trường học, khu dân cư. Viện tiếp tục khẩn thiết kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe hãy tham gia hiến máu nhóm O, nhóm A nhân Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4.

Đọc thêm

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.