40.000 người tị nạn Afghanistan sẽ được tái định cư tại EU

Nhân viên cảnh sát mặc đồ bảo hộ chống dịch giải tán người tị nạn Afghanistan trong cuộc biểu tình đòi công lý và tái định cư, bên ngoài văn phòng của UNHCR ở Jakarta, Indonesia, ngày 24/8/2021. Ảnh: Reuters
Nhân viên cảnh sát mặc đồ bảo hộ chống dịch giải tán người tị nạn Afghanistan trong cuộc biểu tình đòi công lý và tái định cư, bên ngoài văn phòng của UNHCR ở Jakarta, Indonesia, ngày 24/8/2021. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ủy viên Châu Âu Ylva Johansson cho biết, một nhóm gồm 15 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã đồng ý tiếp nhận 40.000 người Afghanistan để tái định cư.

Theo bà Johansson, “Đây là một hành động đoàn kết ấn tượng", và cho rằng việc cho phép nhiều người Afghanistan hơn di cư theo cách có kiểm soát sẽ giúp ngăn chặn “những người đến không thường xuyên”.

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) trước đó đã thúc giục khối tiếp nhận 42.500 người Afghanistan trong vòng 5 năm, nhưng một số trong số 27 quốc gia thành viên đã phản đối.

Ủy viên Ylva Johansson.

Ủy viên Ylva Johansson.

Ước tính có khoảng 85.000 người Afghanistan đã rời quê hương sang các nước gần EU và việc Taliban nắm chính quyền vào ngày 15/8, cùng với một đợt hạn hán khốc liệt, có thể kích hoạt dòng di cư mới.

Trong hậu quả của cuộc rút quân hỗn loạn của Hoa Kỳ sau 20 năm chiến tranh và sự trở lại của chế độ Taliban, 24 quốc gia EU đã đưa 28.000 người sơ tán.

Tuy nhiên, người đứng đầu UNHCR Filippo Grandi đã cảnh báo rằng 85.000 người Afghanistan đang sống trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương bên ngoài khối cần tái định cư và đã thúc giục châu Âu thực hiện một nửa.

Bà Johannson trước đây đã mô tả mục tiêu này là “khả thi” nhưng bà vẫn phải thuyết phục chính quyền các quốc gia thành viên, chỉ xác nhận con số này sau cuộc họp vào thứ Năm.

Đức sẽ chấp nhận phần lớn lượng người di cư, với 25.000, trong đó Hà Lan chấp nhận 3.159, Tây Ban Nha và Pháp 2.500 mỗi nước, và các quốc gia khác với số lượng thấp hơn, theo một tài liệu của hãng tin AFP.

Trong bối cảnh toàn cầu lớn hơn, Pháp và Thụy Điển đưa ra cam kết nhận 5.000 và 4.200 người tái định cư, nhưng những người này không nhất thiết phải là người Afghanistan. Bỉ đã hứa dành chỗ cho 425 người Afghanistan và 1.250 người từ các quốc gia khác.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.