4 nhóm vấn đề nóng sẽ được HĐND Quảng Ngãi 'mổ xẻ' tại kỳ họp cuối năm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kỳ họp cuối năm 2024, HĐND tỉnh Quảng Ngãi sẽ “mổ xẻ” nhóm 4 vấn đề nóng gồm quản lý đầu tư, xây dựng nghĩa trang, lò hỏa táng; dân tộc, miền núi; vệ sinh an toàn thực phẩm và Tư pháp.

Tại kỳ họp thứ 29, kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa 13, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ tập trung vào 4 vấn đề nóng được đông đảo cử tri quan tâm.

Kỳ họp cuối năm 2024, HĐND tỉnh Quảng Ngãi sẽ “mổ xẻ” nhóm 4 vấn đề nóng được đông đảo cử tri quan tâm.

Kỳ họp cuối năm 2024, HĐND tỉnh Quảng Ngãi sẽ “mổ xẻ” nhóm 4 vấn đề nóng được đông đảo cử tri quan tâm.

Theo lãnh đạo HĐND tỉnh Quảng Ngãi, kỳ họp lần này sẽ tập trung “mổ xẻ” nhóm 4 vấn đề sau: quản lý đầu tư, xây dựng nghĩa trang, lò hỏa táng; dân tộc, miền núi; vệ sinh an toàn thực phẩm và Tư pháp.

Cụ thể, đối với vấn đề quản lý đầu tư, xây dựng nghĩa trang, lò hỏa táng, tình trạng nhiều dự án có quyết định chủ trương đầu tư nhưng không thực hiện được các bước tiếp theo để thực hiện giao đất, cho thuê đất; dự án được giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa đất, chậm đưa đất vào sử dụng ảnh hưởng đến môi trường thu hút đầu tư của tỉnh, gây lãng phí đất đai.

Bên cạnh đó, tình trạng các nghĩa trang hiện hữu không bảo đảm các quy định về khoảng cách an toàn môi trường phải thực hiện đánh giá tác động môi trường để bổ sung các giải pháp bảo đảm vệ sinh môi trường chung quanh theo quy định.

Thiếu đất, người dân mai táng người quá cố ở di tích Quốc gia núi Phú Thọ (xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi).

Thiếu đất, người dân mai táng người quá cố ở di tích Quốc gia núi Phú Thọ (xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi).

Tại kỳ họp, các đại biểu sẽ thảo luận và đưa ra các giải pháp quy hoạch và quản lý quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó là định hướng, giải pháp đóng cửa, di dời các nghĩa trang nhỏ lẻ hiện hữu. Kết quả thực hiện đóng cửa, di dời và việc đánh giá tác động môi trường đối với nghĩa trang không bảo đảm quy định về khoảng cách môi trường. Nguyên nhân chưa thực hiện và giải pháp để quản lý trong thời gian đến.

Đối với vấn đề dân tộc và miền núi, HĐND tỉnh Quảng Ngãi phân tích nguyên nhân tồn tại, hạn chế việc giải ngân vốn đầu tư và vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 (2021-2025) đạt tỷ lệ thấp; giải pháp khắc phục.

Tình hình, kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của các huyện miền núi của tỉnh; tỷ lệ nghèo đa chiều, tỷ lệ giảm nghèo hằng năm trên địa bàn các huyện miền núi chưa theo kịp tiêu chí nông thôn mới; làm rõ nguyên nhân, giải pháp để giảm tỷ lệ nghèo đa chiều của khu vực nông thôn và các huyện miền núi để phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo, rút ngắn khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Các vấn đề cấp bách của miền núi cũng sẽ được "mổ xẻ" tại kỳ họp cuối năm.

Các vấn đề cấp bách của miền núi cũng sẽ được "mổ xẻ" tại kỳ họp cuối năm.

Tình hình, kết quả thực hiện phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với công nghiệp chế biến gỗ theo hướng xuất khẩu. Cơ cấu lại ngành lâm nghiệp, nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng, phát triển rừng trồng cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao, từng bước thay thế cây keo; giải pháp thực hiện.

Kết quả phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh; nguyên nhân, giải pháp để phát triển cây dược liệu trong thời gian đến. Kết quả thực hiện; ứng dụng, nhân rộng các đề tài khoa học và công nghệ về phát triển cây dược liệu như: nấm dược liệu, bảy lá một hoa, ma-gang, đương quy; giải pháp thực hiện.

Về nhóm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tình hình ngộ độc thực phẩm trong những năm gần đây; những vụ ngộ độc thực phẩm này thuộc trách nhiệm quản lý của ngành, cấp nào; nguyên nhân và giải pháp để giảm số vụ ngộ độc thực phẩm, nhất là các vụ việc có nguy cơ gây chết người.

Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm trước cổng trường rất được quan tâm.

Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm trước cổng trường rất được quan tâm.

Công tác quản lý cơ sở dịch vụ ăn uống, dịch vụ đám tiệc, thức ăn đường phố; bán hàng rong trước các cổng trường; công tác thanh tra, kiểm tra; xử lý vi phạm an toàn thực phẩm.

Việc quy hoạch các cơ sở giết mổ tập trung và quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn của tỉnh; nguyên nhân chưa có cơ sở giết mổ tập trung và diện tích sản xuất rau, củ, quả an toàn còn rất ít; định hướng và giải pháp trong thời gian tới.

Công tác quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đối với thực phẩm nông lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua; những khó khăn, vướng mắc và giải pháp khắc phục.

Kết quả thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và cấp Giấy xác nhận chuỗi an toàn thực phẩm; giải pháp thực hiện công tác này trong thời gian đến.

Đáng chú ý có nhóm vấn đề về Tư pháp, kỳ họp sẽ tập trung về trách nhiệm; nguyên nhân và giải pháp khắc phục đối với một số tồn tại, hạn chế của TAND hai cấp trong thời gian qua như: chưa thực hiện đúng thời hạn gửi tài liệu, chứng cứ; vi phạm thời hạn ban hành quyết định hoãn thi hành án phạt tù; không thông báo cho bị án bổ sung tài liệu nhưng vẫn tiến hành xem xét hoãn thi hành án phạt tù…

Nguyên nhân, trách nhiệm của ngành Tòa án trong việc án bị hủy, sửa và án trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng không được Viện kiểm sát nhân dân chấp nhận; giải pháp nào khắc phục tình trạng này.

Công tác quản lý tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn một số "vướng mắc".

Công tác quản lý tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn một số "vướng mắc".

Trách nhiệm; nguyên nhân và giải pháp khắc phục đối với một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động của VKSND hai cấp trong thời gian qua như: án trả hồ sơ điều tra bổ sung được VKSND chấp nhận và những vụ án bị hủy, sửa có trách nhiệm của Kiểm sát viên…

Kỳ họp diễn ra từ ngày 9-11/12, dự kiến xét thông qua 15 Nghị quyết quan trọng liên quan đến phát triển-kinh tế xã hội của tỉnh.

Đọc thêm

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang
(PLVN) - Trong hành trình thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tỉnh Kiên Giang đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tập trung các nguồn lực quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính sách. Chính nhờ sự đầu tư này, vùng đất cực Tây Nam của Tổ quốc đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế xã hội toàn diện.

Đảm bảo thông tuyến Cầu vượt sông Hương vào ngày 26/3

Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương.
(PLVN) - Sáng 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đã đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương. Đây là công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông và kết nối đô thị của thành phố.

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên
(PLVN) - Để không chỉ dẫn đầu mà còn là cửa ngõ Tây Nguyên, Lâm Đồng sẽ đầu tư các khách sạn cao cấp cùng những khu mua sắm đẳng cấp; ưu tiên xây dựng cảng cạn, trung tâm logistis; phấn đấu khởi công 2 dự án cao tốc đúng dịp chào mừng Giải phóng miền Nam 30/4/2025…

Tín dụng chính sách xã hội thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hiện thực hoá ước mơ cho đối tượng chính sách

Ông Trần Gia Công (Bí thư huyện uỷ Phú Vang, đứng đầu bên trái) kiểm tra, thăm hỏi người dân vay vốn nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
(PLVN) - Những năm qua, “tín dụng chính sách xã hội” (TDCS) là cụm từ quen thuộc đối với nhiều người dân huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế), là một công cụ hữu hiệu của cấp ủy và chính quyền để thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đối tượng chính sách tại địa phương.

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định
(PLVN) - Tại Đồn Biên phòng Mỹ An, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng cùng các ban, ngành đoàn thể và nhà hảo tâm trên địa bàn mới tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng Dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Lào Cai cắt giảm 148 đầu mối sau sắp xếp, tinh gọn

Lào Cai cắt giảm 148 đầu mối sau sắp xếp, tinh gọn
(PLVN) -  Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Tỉnh uỷ Lào Cai đã đề ra phương án cụ thể về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của tỉnh. Sau khi sắp xếp, Lào Cai sẽ cắt giảm được 148 đầu mối và 168 vị trí cấp trưởng đơn vị.

Đại tá Nguyễn Đức Hải làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

Đại tá Nguyễn Đức Hải làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai
(PLVN) -  Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tá Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai được điều động đến nhận công tác và giữ chức Cục trưởng Cục Nghiệp vụ; Đại tá Nguyễn Đức Hải - Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị được điều động đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.

Khám chữa bệnh miễn phí tại Đắk Lắk

Đại diện Đoàn Công tác Bộ Công an trao quà Tết cho gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Ea Tiêu.
(PLVN) - Ngày 4/1, tại Trạm xá xã Ea Tiêu (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), Đoàn Công tác Bộ Công an tổ chức khám chữa bệnh tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và trao quà Tết cho người dân 2 xã Ea Tiêu và Ea K'tur.

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025
(PLVN) -  Năm mới 2025, trời yên biển lặng, thời tiết thuận lợi, hàng trăm tàu thuyền tại Ninh Thuận bắt đầu ra khơi, bám biển, bám ngư trường, mang theo niềm tin và khát vọng làm giàu từ biển quê hương.

Hải Dương: Nhiều điểm sáng tăng trưởng trong năm 2024

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của tỉnh Hải Dương giữ nhịp tăng trưởng tích cực.
(PLVN) - Năm 2024, tăng trưởng kinh tế tỉnh Hải Dương năm 2024 ước đạt 10,2%; đứng thứ 6 cả nước và thứ 3/11 Vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong đó, sản xuất công nghiệp, thu hút FDI... là những điểm sáng có đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của địa phương.