4 người ở Quảng Trị tử vong có liên quan đến vi khuẩn ăn thịt người
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết có đến hàng chục trường hợp mắc bệnh Whitmore hay còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người", trong đó có 4 người tử vong.
Theo Báo Người lao động, ngày 24-11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết tính đến 23-11, đơn vị này ghi nhận gần 30 trường hợp mắc bệnh Whitmore hay còn gọi là bệnh "vi khuẩn ăn thịt người". Trong đó, tính riêng từ giữa tháng 10 đến nay, bệnh viện đã ghi nhận 24 trường hợp nhiễm Whitmore.
Trong số các trường hợp nhiễm bệnh Whitmore đã có 4 người tử vong.
Bệnh nhân tử vong đầu tiên là ông N.V.B (51 tuổi, ngụ quận Hải An, TP Hải Phòng). Ông B. là 1 trong số những thuyền viên có mặt trên tàu Vietship 01 mắc cạn, chìm trên biển. 3 nạn nhân tiếp theo là ông H.V.V (75 tuổi, ngụ xã Lìa, huyện Hướng Hoá), N.T.L (62 tuổi, ngụ xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ) và ông H.C.D (47 tuổi, ngụ xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng).
Bác sĩ Lê Văn Lâm - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị - cho biết mỗi năm bệnh viện ghi nhận trên 10 ca mắc bệnh Whitmore. Riêng năm nay, sau nhiều đợt lũ liên tiếp, số ca bệnh Whitmore tăng đột biến do nước lũ phát tán vi khuẩn gây bệnh. Nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Trị bị ngập lụt nhiều lần trong đợt mưa lũ kéo dài vừa qua
Theo bác sĩ Lâm, người bị bệnh Whitmore không có biểu hiện lâm sàng cụ thể, đặc trưng nên rất khó phát hiện, khó chẩn đoán. Những trường hợp tử vong do bệnh Whitmore đa số do phát hiện quá muộn, có bệnh nền nặng.
Để khỏi bệnh Whitmore, bác sĩ Lâm cho biết phải điều trị dài ngày, có thể kéo dài đến 6 tháng với liệu trình chặt chẽ. Để đối phó với bệnh Whitmore, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường điều tra ca bệnh, đánh giá yếu tố dịch tễ và phân tích nguy cơ. Ngoài ra, cần chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai phòng, chống bệnh tại cộng đồng, đặc biệt là nơi có nguy cơ cao, nơi ô nhiễm môi trường sau bão, lũ. Trong khi đó, các bệnh viện cần lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ, có nguy cơ cao để sớm phát hiện, điều trị tích cực, hạn chế mức thấp nhất trường hợp tử vong do bệnh Whitmore.
Dân Trí cũng đưa tin: Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, ông Đỗ Văn Hùng cho biết vừa nhận được thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế thông báo việc có 9 bệnh nhân người Quảng Trị mắc bệnh Whitmore, thường được gọi là bệnh “vi khuẩn ăn thịt người”.
Theo thông tin ban đầu, 9 trường hợp mắc bệnh sống ở các địa phương, gồm: huyện Hải Lăng 3 người; huyện Triệu Phong 2 người; thành phố Đông Hà 2 người; huyện Hướng Hóa 1 người và huyện Vĩnh Linh 1 người.
Bệnh Whitmore do trực khuẩn gram âm Burkhoderia Pseudomallei gây ra. Đây là vi khuẩn được tìm thấy trong đất, nước bẩn, lây trực tiếp sang người qua các vết loét, xây xước, vết thương hở của bàn tay, bàn chân hoặc do hít phải bụi của đất bị nhiễm khuẩn.
(PLVN) - Chỉ trong ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, Bệnh viện Da Liễu TP HCM đã tiếp nhận gần 3.000 trường hợp đến khám các bệnh lý về da, bệnh lây truyền qua đường tình dục và thực hiện các kỹ thuật thẩm mỹ nội khoa…
(PLVN) - Tết là thời điểm trẻ em dễ mắc nhiều bệnh do thói quen ăn uống và sinh hoạt thường bị xáo trộn và đặc tính hoạt động mạnh của một số loại virus.
(PLVN) - Theo nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu Sức khỏe, Đại học McMaster (Canada), thường xuyên uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Bánh chưng ngày Tết để lâu hay bị mốc. Gia đình tôi thường cắt bỏ phần mốc, tiếp tục ăn phần còn lại bởi nếu bỏ cả bánh thì rất lãng phí, nhưng như vậy có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm không?
(PLVN) - Dịp Tết nếp sinh hoạt của mọi người thay đổi nhiều, giờ ăn, cơ cấu và chủng loại món ăn cũng thay đổi. Chúng ta cần làm gì để các hoạt động ngày Tết diễn ra vui vẻ mà vẫn kiểm soát được lượng glucose máu ổn định?
Quả phật thủ mang ý nghĩa tâm linh, là biểu tượng may mắn nên được nhiều gia đình sử dụng trong mâm ngũ quả ngày Tết. Tuy nhiên, phật thủ cũng là vị thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền...
(PLVN) - Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, với điều kiện thời tiết nóng ẩm ở nước ta, thực phẩm dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm, mốc dẫn đến hư hỏng và ngộ độc thực phẩm. Sau đây
(PLVN) - Vào những ngày Tết, trẻ nhỏ được nghỉ học dài, nhiều trẻ về quê đón Tết hoặc đi du lịch cùng gia đình, tham gia liên lục hoạt động liên hoan, ăn uống, vui chơi với môi trường mới lạ, trong khi người lớn bận bịu ít giám sát. Vì vậy, trẻ nhỏ dễ đối diện nguy cơ bỏng, pháo nổ, hóc dị vật, ngộ độc thực /hóa chất, té ngã, điện giật, tai nạn giao thông, đuối nước…
(PLVN) - Niềm vui nhân gấp nhiều lần khi những cặp vợ chồng hiếm muộn, đặc biệt với những gia đình có bố, mẹ mang gen bệnh, có con để bồng bế khi năm mới đến...
(PLVN) - Mèo là loài vật gần gũi, được nhiều người lựa chọn làm thú cưng chăm sóc hàng ngày. Tuy nhiên, thịt mèo cũng là một món ăn khá phổ biến ở một số địa phương, không ít người quan niệm ăn sẽ "giải được vận xui". Vậy có nên ăn thịt mèo hay không? Ăn thịt mèo có lợi hay có hại?
(PLVN) - Các bệnh viện lên kế hoạch bố trí nhân lực, chuẩn bị đủ thuốc và trang thiết bị để đảm bảo tốt việc cấp cứu và điều trị cho người bệnh trong những ngày Tết.
(PLVN) - Cuối năm, giáp Tết là dịp những bữa tiệc tất niên diễn ra triền miên suốt tháng. Từ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè cho đến những mối quan hệ cả năm gặp một lần cũng tổ chức những bữa tiệc ăn uống linh đình. Tưởng được ăn là thích, thế nhưng nhiều người lại “méo mặt” vì những hệ luỵ gây ra cho sức khỏe.
(PLVN) - Sau khi ăn bữa trưa với gia đình, người đàng ông Phú Thọ đang đi thì bị ngã và yếu dần đi, được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế vừa ký ban hành văn bản yêu cầu xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt văn nghệ sĩ thổi phồng công dụng, quảng cáo sản phẩm có tác dụng như thuốc nhưng không phải là thuốc.
(PLVN) - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa cứu sống một trường hợp bệnh nhân thủng tim, đứt động mạch vú do lưỡi cưa văng vào ngực. Đây là trường hợp có vết thương tim phức tạp được cứu sống ngoạn mục tại bệnh viện.