4 năm, Quảng Ninh huy động 48.000 tỉ đồng vốn xã hội hóa làm giao thông

Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn. Ảnh: P.V
Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn. Ảnh: P.V
(PLO) -Nếu quyết tâm và có cách làm linh hoạt, chủ động, các địa phương hoàn toàn có thể thay đổi nhanh chóng diện mạo hạ tầng, đặc biệt là giao thông chỉ trong thời gian ngắn nhờ các hình thức PPP, BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Quảng Ninh là 1 ví dụ thành công điển hình.

Thu hút 48.000 tỉ chỉ trong 3-4 năm

Bất cứ ai đến Quảng Ninh đều ngỡ ngàng trước sự đổi thay chóng mặt của vùng đất mỏ. Những cao tốc hiện đại nối liền Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long với Vân Đồn, Móng Cái, Cẩm Phả... đã thành hình và đang hoàn thiện, đảm bảo việc khớp nối giữa các khu vực trong nội bộ Quảng Ninh cũng như trong vùng, đặc biệt, tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Cách đây vài năm, không ai nghĩ ở Vân Đồn lại xuất hiện 1 sân bay quốc tế. Vậy nhưng, chỉ cuối quý 2 năm 2018, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ đưa vào vận hành. Đây là sân bay đầu tiên trên cả nước được đầu tư bởi nguồn vốn tư nhân, với thời gian xây dựng thần tốc trong hơn 2 năm.

Quảng Ninh còn có gì? Một Cảng hành khách quốc tế Hòn Gai đẳng cấp với công năng lớn, hứa hẹn đem lại sự đổi thay cho ngành dịch vụ của TP biển. Cầu Bạch Đằng đang khẩn trương xây dựng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trước 30.6 tới và sẽ là cây cầu lớn nhất miền Bắc… Thật khó có thể hình dung, tất cả những dự án này chỉ mới được đầu tư xây dựng trong thời gian gần đây.

Lãnh đạo Quảng Ninh chia sẻ, địa phương này đã sớm xác định phát triển hạ tầng giao thông là 1 trong 3 đột phá chiến lược cần tập trung. Cách làm của tỉnh là vừa cải cách thủ tục hành chính vừa “mở toang cánh cửa” kêu gọi các doanh nghiệp lớn vào đầu tư. Sân bay Vân Đồn, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, rồi cầu Bạch Đằng, dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương… đều được đầu tư dưới các hình thức đối tác công tư BOT, PPP. Nói như Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Diện: “Để tạo ra thay đổi mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, Quảng Ninh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, trong đó, đi đầu là chính sách thu hút đầu tư, huy động nguồn vốn xã hội hóa để giảm gánh nặng ngân sách.”

48.000 tỉ đồng đã được Quảng Ninh huy động từ nguồn vốn tư nhân để đầu tư cho hạ tầng giao thông sau 3 - 4 năm. Kết quả này trên cả mong đợi. Nếu so với con số hơn 171.000 tỉ đồng vốn đầu tư ngoài nhà nước mà Bộ GTVT huy động trong 5 năm 2011-2016, thì chỉ riêng Quảng Ninh huy động vốn BOT đã gần bằng 1/3.

Cũng chính từ hạ tầng giao thông phát triển, Quảng Ninh đã đạt được các con số tăng trưởng “thần kỳ” về cả kinh tế, xã hội, du lịch.

Năm 2017, Quảng Ninh là tỉnh có thu ngân sách lớn thứ 5 cả nước với hơn 38.500 tỉ đồng. Hàng loạt nhà đầu tư lớn đã xuất hiện như Sun Group, Vingroup… với những dự án tầm cỡ tạo nên sự bứt phá mạnh mẽ chưa từng có của ngành du lịch. Gần 10 triệu lượt khách đã đến Quảng Ninh năm 2017, tăng gần 20% so với năm 2016, riêng khách quốc tế là 4,3 triệu lượt. Tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 17.800 tỉ đồng, tăng 34% so với so với năm trước.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trong buổi làm việc với Quảng Ninh ngày 22.2 vừa qua đã phân tích: Từ điển hình Quảng Ninh có thể thấy, Nhà nước chỉ cần bỏ ra khoảng 25% vốn, còn nhà đầu tư bỏ ra 75% là có thể hình thành những công trình vĩnh cửu, để đời cho con cháu như sân bay, cầu lớn, đường quốc lộ...

“Qua buổi làm việc ở Quảng Ninh, chúng tôi thấy mô hình này rất hay, đặc biệt là đối tác công tư thế nào cho hiệu quả. Phần nào nhà nước, phần nào nhà đầu tư làm, phân biệt rõ trách nhiệm…”, Tư lệnh ngành GTVT nhấn mạnh.

BOT - đã làm phải thực sự quyết liệt

Từ điển hình Quảng Ninh thấy rằng, nếu mạnh dạn và chủ động, linh hoạt trong cách làm, các địa phương hoàn toàn có thể coi BOT là “lời giải” cho bài toán phát triển hạ tầng giao thông trong điều kiện ngân sách hạn hẹp.

Giới chuyên gia đánh giá, huy động vốn xã hội hóa để đầu tư các công trình giao thông theo hình thức BOT là phương án tối ưu trong điều kiện ngân sách khó khăn, đây cũng là giải pháp để giải quyết tình trạng hệ thống hạ tầng giao thông xuống cấp, lạc hậu.

Nói như ông Lê Hồng Tịnh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCNMT Quốc hội - không thể dùng nguồn vốn vay ODA để thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ hiện hữu, bởi, làm bằng ODA cần phải có vốn ngân sách đối ứng, trong khi nợ công của nước ta đã gần chạm trần. Vốn ODA cũng cần được ưu tiên cho các dự án có ý nghĩa xã hội, ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…“Nếu không làm BOT, các tuyến quốc lộ xuống cấp, việc đi lại khó khăn, chi phí xăng dầu lớn, xe cộ sẽ hư hỏng nhiều, khi đó chủ phương tiện còn chi phí nhiều hơn là việc phải nộp phí”- ông Lê Hồng Tịnh đánh giá.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - trong bài phỏng vấn báo chí mới đây cho rằng: đối tác công tư (PPP) hay các dự án BOT vẫn là hình thức ưu việt để phát triển cơ sở hạ tầng; nếu không có BOT thì lấy đâu ra tiền làm cầu đường, khi ngân sách Nhà nước đang rất hạn hẹp.

Đối chiếu với thực tế ở Quảng Ninh, thấy rằng, muốn huy động nguồn vốn tư nhân vào đầu tư hạ tầng giao thông hiệu quả, rõ ràng cần sự mạnh dạn và quyết liệt của chính quyền địa phương. Trong quá trình đó, lựa chọn được những nhà đầu tư có năng lực, trách nhiệm để cùng song hành là yếu tố then chốt tạo nên thành công.

Đọc thêm

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn bị tâm thế trước Hội nghị P4G

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn bị tâm thế trước Hội nghị P4G
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam 2025 , diễn ra từ ngày 15-17/4/2025, với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”, do Việt Nam đăng cai tổ chức trong giai đoạn 2021-2026. Ngày 16/4 Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch phát triển Quốc gia Indonesia và làm việc với Đặc phái viên biến đổi khí hậu Italia, Thứ trưởng Bộ Sinh Thái và Môi trường Trung Quốc.

Việt Nam hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Phiên thảo luận Hợp tác thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Ảnh: MOST
(PLVN) -  Ngày 16/4 , tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh” - trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025). Diễn đàn có sự tham dự của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Công cụ hữu hiệu điều tiết kinh tế vĩ mô

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường; trong khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi, độ mở cao nên dễ bị “tổn thương”; sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày hôm qua (15/4), thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Bộ Xây dựng ký kết 7 văn kiện quan trọng đường sắt, đường bộ với Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến trưng bày các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
(PLVN) -  Bộ Xây dựng cho biết, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đã ký kết 7 văn kiện quan trọng trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ với các đối tác Trung Quốc.

Thi công cao tốc Bắc - Nam: Tăng ca, tăng kíp suốt ngày, đêm...

Các nhà thầu tăng ca, tăng kíp để kịp tiến độ cam kết.
(PLVN) -  Để “chạy đua” với thời gian kịp thông xe 04 tuyến cao tốc qua miền Trung, đưa vào khai thác dịp 30/4, trên khắp các công trường, nhà thầu đều cho công nhân tập trung thi công cả ngày lẫn đêm “tăng ca, tăng kíp” nhằm bảo đảm tiến độ đã cam kết.

PGS.TS Ngô Trí Long: 'Khu vực kinh tế tư nhân cần chủ động tham gia vào quá trình kiến tạo thể chế'

PGS.TS Ngô Trí Long
(PLVN) - Phát triển kinh tế tư nhân hiện nay không đơn thuần chỉ là câu chuyện về tăng trưởng hay đóng góp vào GDP, mà còn là “bài toán” chiến lược về “sức sống” của nền kinh tế quốc dân. Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) về vấn đề này.

'Đặc khu tài chính' không thể thiếu các cơ chế vượt trội về tài chính

Đà Nẵng đã có phương án dành quỹ đất xây trung tâm tài chính. (Ảnh minh họa: danang.gov.vn)
(PLVN) - Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam sẽ hoạt động như “một đặc khu tài chính” trong lòng đô thị, có ranh giới và đối tượng áp dụng rõ ràng, tương đối tách biệt với thị trường nội địa về mặt cơ chế. Vì vậy, những lĩnh vực tài chính triển khai tại TTTC sẽ tuân thủ khung pháp lý đặc thù do Quốc hội và Chính phủ quy định riêng cho Trung tâm, hướng đến đạt các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar
(PLVN) -  Chiều ngày 9/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ tuyên dương và trao tặng bằng khen cho các đơn vị, cá nhân thuộc lực lượng vũ trang, cứu nạn, cứu hộ, hãng hàng không Vietjet… về thành tích tham gia cứu trợ nạn nhân động đất tại Myanmar. Tham dự buổi lễ còn có Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, lãnh đạo các đơn vị, cơ quan…

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên
(PLVN) - Ngày 9/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Thời điểm quan trọng phát huy nội lực

Quang cảnh hội thảo khoa học (Ảnh: Báo NLĐ).
(PLVN) -  Ngày 9/4, UBND TP HCM tổ chức Hội thảo “Tăng trưởng kinh tế TP HCM trước tác động chính sách thuế quan mới của Mỹ”. Hội thảo này được tổ chức trong bối cảnh Mỹ áp mức thuế lên tới 46% đối với hàng hóa Việt Nam, gây ảnh hưởng trực tiếp đến TP nói riêng và cả nước nói chung.