Thời gian qua, việc đi lại của người dân giáp ranh của xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước và xã Bình Sơn, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam đều phụ thuộc vào chiếc “cầu tre” tạm do người dân tự chế, rất nguy hiểm. Trong khi chưa có cầu “bê tông cốt thép”, thì hiện tại người dân của hai xã giáp ranh này “nhắm mắt” đi tạm cầu tre.
Dù câu tre tạm đã cũ nát, lủng nhiều chỗ, nhưng người dân vẫn qua lại trong mùa mưa bão cận kề rất nguy hiểm. |
Hàng năm, trong các kỳ họp ở huyện, lãnh đạo xã đã đề cập đến vấn đề này, mong muốn chính quyền các cấp xây dựng một cây cầu để nhân dân và học sinh nơi đây đi lại bớt nguy hiểm và giao thương buôn bán thuận tiện hơn. Hỏi huyện, thì huyện nói là không đủ “lực”, nên đến giờ người dân và chính quyền địa phương đã khẩn cầu lên Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam mong sớm có được cầu.
Sông rộng 30m, "trông" cầu 36 năm…
Một ngày cuối tháng 9-2011, dưới cơn mưa tầm tã của xứ Quảng do ảnh hưởng của cơn bão số 4 vừa qua, chúng tôi từ trung tâm TP Tam Kỳ, vượt gần 50km đến UBND xã Tiên Hà, sau đó cuốc bộ thêm gần 5km theo con đường đất đỏ sình lầy từ trung tâm xã mới đến đoạn sông Khân. Việc đi lại, thông thương của bà con xã Tiên Hà với trung tâm xã, huyện giáp ranh hầu như bị tê liệt hoàn toàn nếu mưa lũ về.
Đoạn sông Khân, giáp ranh giữa xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước và xã Bình Sơn, huyện Hiệp Đức rộng hơn 30m. Tuy nhiên, kể từ ngày giải phóng đến nay đã 36 năm, nhân dân cùng lãnh đạo xã Tiên Hà liên tục phản ánh lên cấp trên với mục đích mong các cấp hỗ trợ kinh phí để xây cây cầu cho nhân dân lưu thông vào mùa mưa bão, nhưng đến nay “dài cổ” vẫn chưa thấy “cầu” đâu.
Anh Đặng Văn Lộc (44 tuổi, trú thôn Đại Tráng, xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước) bức xúc: “Mùa nước cạn còn lưu thông qua lại được, nhưng cứ vào mùa mưa lũ, con đường độc đạo này ngập chìm trong dòng nước. Hơn bao giờ hết, những người dân nơi đây mong muốn có một cây cầu để qua sông được an toàn”.
Vừa nói, anh Lộc chỉ tay vào cây cầu tre tạm thứ 36 mà bà con trong xã làm sau những trận lũ lớn. Nhiều năm qua, các hộ dân ở đây phải qua sông rất cực khổ. Mùa khô, nước sông cạn còn đi lại được, đến mùa mưa thì tắc đường. Khổ nhất là vào mùa thu hoạch nông sản, không vận chuyển qua được bên kia trung tâm xã, huyện giáp ranh buôn bán, nên sản phẩm bị hư hỏng nhiều.
Một số học sinh bên này qua xã Bình Sơn phải nghỉ học vì không thể qua sông. Muốn qua sông thì trẻ em được người lớn cõng qua rất nguy hiểm.
Anh Lộc vừa nói dứt lời, anh Đoàn Hồng Khuyên (32 tuổi, xã Tiên Hà) chen ngang: “Chúng tôi còn nhớ rất rõ mùa lũ năm 2010 vừa qua, nước chảy siết, nhưng anh Đặng Văn Lộc vẫn cố cõng con là Đặng Thị Thanh Tuyền (13 tuổi) qua bên xã Bình Sơn để học.
Khi đến giữa đoạn sông Khân thì bị trượt chân té, hai cha con suýt chết. Thấy cha hằng ngày cõng chị gái qua sông đi học, em gái của Tuyền là Đặng Thị Bích Ngọc (học lớp 4, trường Tiểu học Tiên Hà) tưởng tượng ra và vẽ lại một bức tranh thương cảm về cảnh bố cõng chị băng qua dòng nước chảy siết, bên cạnh là cây “cầu tre” tạm bị nước lũ làm gãy đôi.
Bà con và lãnh đạo xã Tiên Hà cầm bức tranh cháu Ngọc vẽ, ai cũng rưng rưng nước mắt. Người dân chúng tôi mong muốn có một cây cầu lắm!”.
Sông rộng 30m, "trông" cầu 36 năm…
Một ngày cuối tháng 9-2011, dưới cơn mưa tầm tã của xứ Quảng do ảnh hưởng của cơn bão số 4 vừa qua, chúng tôi từ trung tâm TP Tam Kỳ, vượt gần 50km đến UBND xã Tiên Hà, sau đó cuốc bộ thêm gần 5km theo con đường đất đỏ sình lầy từ trung tâm xã mới đến đoạn sông Khân. Việc đi lại, thông thương của bà con xã Tiên Hà với trung tâm xã, huyện giáp ranh hầu như bị tê liệt hoàn toàn nếu mưa lũ về.
Đoạn sông Khân, giáp ranh giữa xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước và xã Bình Sơn, huyện Hiệp Đức rộng hơn 30m. Tuy nhiên, kể từ ngày giải phóng đến nay đã 36 năm, nhân dân cùng lãnh đạo xã Tiên Hà liên tục phản ánh lên cấp trên với mục đích mong các cấp hỗ trợ kinh phí để xây cây cầu cho nhân dân lưu thông vào mùa mưa bão, nhưng đến nay “dài cổ” vẫn chưa thấy “cầu” đâu.
Anh Đặng Văn Lộc (44 tuổi, trú thôn Đại Tráng, xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước) bức xúc: “Mùa nước cạn còn lưu thông qua lại được, nhưng cứ vào mùa mưa lũ, con đường độc đạo này ngập chìm trong dòng nước. Hơn bao giờ hết, những người dân nơi đây mong muốn có một cây cầu để qua sông được an toàn”.
Vừa nói, anh Lộc chỉ tay vào cây cầu tre tạm thứ 36 mà bà con trong xã làm sau những trận lũ lớn. Nhiều năm qua, các hộ dân ở đây phải qua sông rất cực khổ. Mùa khô, nước sông cạn còn đi lại được, đến mùa mưa thì tắc đường. Khổ nhất là vào mùa thu hoạch nông sản, không vận chuyển qua được bên kia trung tâm xã, huyện giáp ranh buôn bán, nên sản phẩm bị hư hỏng nhiều.
Một số học sinh bên này qua xã Bình Sơn phải nghỉ học vì không thể qua sông. Muốn qua sông thì trẻ em được người lớn cõng qua rất nguy hiểm.
Anh Lộc vừa nói dứt lời, anh Đoàn Hồng Khuyên (32 tuổi, xã Tiên Hà) chen ngang: “Chúng tôi còn nhớ rất rõ mùa lũ năm 2010 vừa qua, nước chảy siết, nhưng anh Đặng Văn Lộc vẫn cố cõng con là Đặng Thị Thanh Tuyền (13 tuổi) qua bên xã Bình Sơn để học.
Khi đến giữa đoạn sông Khân thì bị trượt chân té, hai cha con suýt chết. Thấy cha hằng ngày cõng chị gái qua sông đi học, em gái của Tuyền là Đặng Thị Bích Ngọc (học lớp 4, trường Tiểu học Tiên Hà) tưởng tượng ra và vẽ lại một bức tranh thương cảm về cảnh bố cõng chị băng qua dòng nước chảy siết, bên cạnh là cây “cầu tre” tạm bị nước lũ làm gãy đôi.
Bà con và lãnh đạo xã Tiên Hà cầm bức tranh cháu Ngọc vẽ, ai cũng rưng rưng nước mắt. Người dân chúng tôi mong muốn có một cây cầu lắm!”.
Anh Khuyên cho biêt thêm, thời gian qua, tại cây cầu tre tạm này đã xảy ra hàng chục vụ té xe làm nhiều người bị thương nặng, điển hình như anh Nguyễn Văn Vinh (người dân xã Bình Sơn, huyện Hiệp Đức) đi qua bên xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước bán bún, đến cầu tre tạm sông Khân, anh Vinh bị té nhào cả người và xe xuống sông, rất may có người dân phát hiện cứu kịp thời.
Xã cầu cứu Bí thư tỉnh ủy
Ông Nguyễn Hồng Dũng, Trưởng thôn Đại Tráng, xã Tiên Hà cho biết: “Hiện thôn Đại Tráng có 157 hộ dân nằm dọc sông Khân, đa số dân ở đây đều làm nông. Nếu mùa mưa lũ thu hoạch nông sản không biết đem đi đâu để bán, nhiều lúc bà con trong xã chia nhau mà ăn, chứ lũ về sông Khân ngập rồi, đi vòng thì xa quá, muốn qua xã giáp ranh buôn bán hay lấy lương thực, gạo, muối… thì phải vượt gần 30km đường “vòng” mới đến được bên kia xã Bình Sơn để mua bán hàng hóa…”
Ông Đỗ Tấn Như, Chủ tịch UBND xã Tiên Hà ngao ngáo nói: “Bức xúc quá, nên ngày 9/9 vừa qua, lãnh đạo xã đã bàn bạc với nhau và đề nghị đồng chí Lê Hồng Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Tiên Sơn viết “Thư gõ” gửi cho đồng chí Nguyễn Đức Hải, Bí thư tỉnh Quảng Nam để bày bỏ những nguyện vọng của bà con nhân dân xã Tiên Hà mong muốn sớm làm dứt điểm luôn đoạn đường gần 5km ra đoạn sông Khân và mong rằng sớm xây dựng cầu tại sông Khân để bà con yên tâm trong mùa mưa bão”.
Mùa mưa đã đến, cầu “tre tạm” ở sông Khân tiếp tục chờ nước lũ về cuốn trôi, nguy hiểm hơn là hằng ngày rình rập người dân và học sinh qua sông.
Ước mơ về một cây cầu mới kiên cố vẫn chỉ là mơ ước của người dân nơi đây...
Trương Gia Hân
Xã cầu cứu Bí thư tỉnh ủy
Ông Nguyễn Hồng Dũng, Trưởng thôn Đại Tráng, xã Tiên Hà cho biết: “Hiện thôn Đại Tráng có 157 hộ dân nằm dọc sông Khân, đa số dân ở đây đều làm nông. Nếu mùa mưa lũ thu hoạch nông sản không biết đem đi đâu để bán, nhiều lúc bà con trong xã chia nhau mà ăn, chứ lũ về sông Khân ngập rồi, đi vòng thì xa quá, muốn qua xã giáp ranh buôn bán hay lấy lương thực, gạo, muối… thì phải vượt gần 30km đường “vòng” mới đến được bên kia xã Bình Sơn để mua bán hàng hóa…”
Ông Đỗ Tấn Như, Chủ tịch UBND xã Tiên Hà ngao ngáo nói: “Bức xúc quá, nên ngày 9/9 vừa qua, lãnh đạo xã đã bàn bạc với nhau và đề nghị đồng chí Lê Hồng Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Tiên Sơn viết “Thư gõ” gửi cho đồng chí Nguyễn Đức Hải, Bí thư tỉnh Quảng Nam để bày bỏ những nguyện vọng của bà con nhân dân xã Tiên Hà mong muốn sớm làm dứt điểm luôn đoạn đường gần 5km ra đoạn sông Khân và mong rằng sớm xây dựng cầu tại sông Khân để bà con yên tâm trong mùa mưa bão”.
Mùa mưa đã đến, cầu “tre tạm” ở sông Khân tiếp tục chờ nước lũ về cuốn trôi, nguy hiểm hơn là hằng ngày rình rập người dân và học sinh qua sông.
Ước mơ về một cây cầu mới kiên cố vẫn chỉ là mơ ước của người dân nơi đây...
Trương Gia Hân