3,3 triệu ha rừng và chuyện 'người trong cuộc'

3,3 triệu ha rừng và chuyện 'người trong cuộc'
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Vừa qua, tại Hà Nội, Hội chủ rừng Việt Nam phối hợp với Trung tâm Giáo dục và Phát triển tổ chức tọa đàm “Giải pháp quản lý và sử dụng 3,3 triệu ha rừng chưa giao do UBND xã quản lý”.

Khi “cộng đồng dân cư” quản lý rừng

Nhiều câu chuyện đã được chia sẻ và thảo luận liên quan đến vấn đề thời sự hiện nay như: tình hình thực tiễn về quản lý và sử dụng 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ do UBND cấp xã đang tạm thời quản lý hiện nay ở Việt Nam; giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả phần diện tích đất rừng này ra sao?...

PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội chủ rừng Việt Nam (VIFORA), cho biết Việt Nam có 14.745.201 ha rừng. Trong đó rừng tự nhiên: 10.171.757 ha; rừng trồng: 4.573.444 ha. Phân chia về chủng loại rừng: Rừng đặc dụng hiện có 2.195.725 ha, chiếm 14,8%; rừng phòng hộ có 4.695.514 ha, chiếm 31,8%; rừng sản xuất có 7.853.962 ha, chiếm 53,4%.

Theo ông Ngãi, hiện cả nước có 167 Ban quản lý rừng đặc dụng, gồm 34 Vườn Quốc gia, 56 Khu bảo tồn thiên nhiên, 14 Khu bảo tồn loài, 9 Khu dự trữ sinh quyển và 54 Khu bảo vệ cảnh quan được giao quản lý 2.175.082 rừng, chủ yếu là rừng đặc dụng. Cùng với đó, 216 Ban quản lý rừng phòng hộ đang quản lý 3.059.535 ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ.

Nhiều năm qua, Nhà nước đã thực hiện giao đất giao rừng sản xuất cho các chủ rừng để thực hiện sản xuất trên đất lâm nghiệp. Đến thời điểm này, có 112 công ty lâm nghiệp nhà nước và một số công ty, doanh nghiệp được giao 1.688.803 ha rừng sản xuất; trên 1 triệu hộ gia đình hộ gia đình, cá nhân trong nước được giao 3.101.858 ha rừng, chủ yếu là rừng sản xuất. Nhà nước và các địa phương cũng đang cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuê 15.213 ha đất rừng sản xuất để trồng rừng.

Cùng với đó, đã có trên 10.000 cộng đồng hiện đang quản lý và sử dụng (gồm đã giao và tự công nhận) 989.827 ha rừng, chủ yếu là rừng tự nhiên đặc dụng, rừng tự nhiên phòng hộ. Hiện vẫn còn 3.337.770 ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và đất chưa có rừng, chưa được giao cho các chủ thể, mà vẫn tạm để UBND cấp xã quản lý. Ngoài ra, có 377.202 ha rừng được giao đối với các tổ chức là lực lượng vũ trang, khoa học công nghệ.

Trong khi đó, “cộng đồng dân cư thôn được giao rừng sản xuất nhưng không có các quyền như các chủ rừng khác. Như quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao. Hệ lụy là, cộng đồng dân cư chưa thiết tha nhận đất để trồng rừng sản xuất, việc giao đất, giao rừng chậm, đất chưa giao còn nhiều”- PGS. TS. Nguyễn Bá Ngãi chia sẻ thực tế.

Cụ thể hơn, PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi cho hay trong số 989.827 ha rừng đang được quản lý bởi 10.000 cộng đồng thôn bản, có 524.477 ha đã giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng cho cộng đồng. Các thành viên cộng đồng đã tự hợp tác với nhau thành lập hệ thống tổ chức quản lý rừng, xây dựng hương ước, cơ chế hưởng lợi, tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Hiện tại, theo thống kê đã có hàng trăm mô hình rừng cộng đồng được tổ chức quản lý và sản xuất có hiệu quả trên cả nước được thực hiện bởi các chương trình, dự án. Đơn cử, như Dự án tăng cường lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam (2012-2016) trên địa bàn 10 tỉnh.

Theo ông Ngãi, tuy “cộng đồng” nói chung, “cộng đồng dân cư” nói riêng không phải là pháp nhân, nhưng pháp luật hiện hành quy định theo hướng công nhận cộng đồng dân cư như một chủ thể đặc biệt trong các quan hệ pháp luật. Các bộ luật quan trọng như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Lâm nghiệp năm 2017 đều có các quy định khá thống nhất về cộng đồng dân cư trên các khía cạnh liên quan đến tiếp cận, quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tài sản chung.

Thế nhưng đến nay, vẫn còn nhiều điểm thiếu trong khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về cộng đồng. Cộng đồng nói chung và cộng đồng dân cư nói riêng không được pháp luật thừa nhận là một pháp nhân. “Do không phải là một pháp nhân nên cộng đồng thiếu các quy định pháp lý giải quyết quan hệ dân sự trong quản lý rừng, kể cả xử lý hành chính, hình sự các tranh chấp phát sinh. Cũng do cộng đồng dân cư không phải là một pháp nhân nên không có cơ hội hay có đủ các điều kiện để tiếp cận các nguồn tài chính cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”, ông Ngãi nhấn mạnh.

Những “người trong cuộc” đi tìm giải pháp cho 3,3 triệu ha rừng Việt Nam. (Ảnh: N.Thương)

Những “người trong cuộc” đi tìm giải pháp cho 3,3 triệu ha rừng Việt Nam. (Ảnh: N.Thương)

Đảm bảo thủ tục pháp lý khi giao rừng

Từ góc nhìn “người trong cuộc”, ông Quang Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Chiềng Pấc, huyện Thuận Châu, Sơn La cho biết: “Tại địa phương, rừng chiếm 1/3 diện tích xã, đã giao một phần cho các bản quản lý. Tuy nhiên khi triển khai phát sinh các vấn đề khó khăn: Không thể đo lường cụ thể, các bản có diện tích rừng được giao xâm lấn lẫn nhau. Một số chủ rừng chưa quan tâm sát sao đến việc thăm nom, bảo vệ, chăm sóc. Vẫn còn mặc định đây là rừng của chung, thù lao chỉ hơn 500.000 đồng/ha/năm.

Do vậy, ông Minh kiến nghị các Bộ, ngành có giải pháp khắc phục tình hình hiện nay trong quản lý rừng. Nhà nước xem xét để nâng mức hỗ trợ để bà con có thêm động lực, cải thiện thu nhập. Đặc biệt là có giấy tờ pháp lý quy định rõ ràng để nâng trách nhiệm của các chủ rừng được giao.

Ông Hoàng Xuân Diện, Chi hội trưởng Chi hội rừng Sơn Dương, Tuyên Quang cho biết, hiện nay, các xã chủ yếu giao rừng bằng “miệng” mà chưa có căn cứ giấy tờ cơ sở pháp lý nào. Điều đó cho thấy thiếu tính chính danh dẫn thiếu trách nhiệm đi kèm. “Cách giao rừng là rất quan trọng. Chúng tôi kiến nghị các Bộ/ngành liên quan có các xem xét đề xuất cụ thể để tránh tình trạng 3,3 triệu ha rừng mãi ở tình trạng “cha chung không ai khóc”, không mang lại được hiệu quả như mong đợi”, ông Diện nêu vấn đề.

Đồng quan điểm, ông Phùng Thanh Minh, Chi hội trưởng rừng xã Xuân Đài (Tân Sơn, Phú Thọ) cho biết, tổng diện tích rừng của xã khá nhiều, trên 875,1 ha rừng, gồm rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất. Thêm vào đó, 975,1ha lâm trường chuẩn bị giao cho xã Xuân Đài quản lý. “Tuy một phần rừng xã đã giao cho các khu quản lý nhưng chưa có giấy tờ. Một phần giao cho người dân nhưng chưa hiệu quả vì chưa có pháp lý rõ ràng”, ông Minh phản ánh.

Chia sẻ về hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp do UBND cấp xã quản lý ở Quảng Nam, ông Lê Thành Dương, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho biết: “Hiện chất lượng rừng còn thấp, hiện trạng nghèo kiệt cần phục hồi. Bên cạnh đó, rừng và đất lâm nghiệp thuộc đối tượng ít được đầu tư trong công tác quản lý”.

Ông Dương cho rằng, một trong những khó khăn trong việc giao, cho thuê đất rừng cho cộng đồng, người dân là do còn nhiều bất cập về vị trí pháp lý; quyền lợi, quyền sở hữu, trách nhiệm của cộng đồng như một chủ rừng thực sự.

Bởi thế, đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đề xuất cần phải rà soát, đo đạc, giải quyết quyền lợi của người dân có đất sử dụng hợp pháp, theo quy định của Luật Đất đai hiện do UBND xã quản lý. Trong đó, xác định diện tích, hiện trạng, chủ sử dụng, nguồn gốc đất và đề xuất hướng giải quyết (giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tổ chức quản lý theo hướng đồng hưởng lợi).

Ông Dương lưu ý cần giao rừng và đất lâm nghiệp cho các ban quản lý rừng đối với diện tích liền vùng với lâm phận. Giao rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn quản lý đối với diện tích rừng tín ngưỡng; diện tích trong khu vực cộng đồng sinh sống như cộng đồng dân cư có thể hợp tác, liên kết với ban quản lý rừng để tổ chức Bảo vệ rừng theo Luật Lâm nghiệp.

Ông Hứa Đức Nhị cho biết, việc tồn tại một diện tích lớn đất rừng do UBND xã quản lý trong thời gian dài, mà chưa giao cho cộng đồng dân cư, các hộ gia đình cá nhân và các chủ rừng quản lý, là do thể chế giao đất của ngành Tài nguyên Môi trường có những khác biệt với việc giao rừng của ngành Lâm nghiệp. Trách nhiệm giữa hai ngành này cũng chưa rõ ràng.

Trong khi đó, việc giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư quản lý mang lại nhiều lợi ích. Không những có một lực lượng bảo vệ rừng cốt lõi mà còn giúp người dân sống gần rừng cải thiện sinh kế, tạo động lực cho họ tham gia công tác bảo vệ rừng.

Theo ông Nhị, trong diện tích rừng giao cho xã quản lý, có những phần đất giao cá nhân quản lý do thói quen lâu đời nhưng chưa làm được thủ tục pháp lý. Tại một số địa phương, phần lớn diện tích rừng được giao khoán cho các cộng đồng quản lý bảo vệ. “Trên thực tế, phần giao khoán này chỉ được cộng đồng dân cư công nhận nhưng chưa có thủ tục pháp lý đầy đủ. Vì vậy khi cần bán chỉ carbon hay các sản phẩm rừng với EU thì gặp khó khăn”, ông Nhị nói.

Để giải quyết tình trạng này, ông Hứa Đức Nhị cho rằng, cần có phương hướng xử lý thuận lợi hơn, thủ tục pháp lý đầy đủ hơn. Điều quan trọng, theo ông Nhị: “Rừng phải có chủ thực sự. Rừng sẽ mang đến lợi ích cho một cộng đồng dân cư về nguồn nước tưới tiêu, lâm sản, rau măng… Giải pháp căn cơ là tiếp tục giao cho các cá nhân, cộng đồng dân cư bằng cách xác nhận giấy tờ thủ tục pháp lý. Việc giao đất, giao rừng cũng cần tăng tính tự quản lý cộng đồng chứ không chỉ dừng lại ở quản lý trên giấy tờ, sổ sách”…

Cần hành lang pháp lý và Tổ hợp tác cộng đồng quản lý rừng

Ông Hứa Đức Nhị, Tổng Thư ký Hội chủ rừng Việt Nam đưa ra một số khuyến nghị để quản lý và sử dụng một cách hiệu quả trên 3,3 triệu ha rừng do UBND xã tạm quản lý hiện nay. Cụ thể, việc đầu tiên cần làm là thành lập tổ hợp tác cộng đồng quản lý rừng. Đồng thời, ông Ngãi đề cập đến vấn đề sửa đổi, bổ sung một số quy định giao đất rừng và giao rừng cho cộng đồng dân cư. Sửa đổi, bổ sung một số quy định về sử dụng rừng đặc dụng và hợp tác quản lý rừng. Và xây dựng, thực hiện chương trình quản lý, sử dụng có hiệu quả trên 3 triệu ha đất rừng và rừng đang được UBND cấp xã quản lý, gọi tắt là Chương trình 3 triệu ha rừng.

Đọc thêm

Đoàn công tác Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội lắng nghe đề xuất về đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Đoàn công tác khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn. (Ảnh: Ngọc Minh)
(PLVN) -Chiều ngày 19/4, Đoàn công tác Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội do Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về khảo sát phục vụ tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông.

BHXH Việt Nam: Hành trình tri ân tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Đoàn công tác còn có ông Nguyễn Hữu Vinh-Chủ tịch Hội CCB; ông Đào Đình Xuân-Bí thư Đoàn Thanh niên; cùng đại diện một số đơn vị thuộc BHXH Việt Nam tặng quà, tri ân một số gia đình có công với cách mạng, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
(PLVN) -  Nằm trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), từ ngày 17 đến 21/4, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do ông Vũ Quốc Tuấn - Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ làm Trưởng đoàn đã thực hiện chương trình về nguồn thăm lại chiến trường xưa; đồng thời tri ân một số gia đình có công với cách mạng tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái.

TP HCM: Hội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật BHYT dành cho HSSV

Ký kết Chương trình phối hợp giữa BHXH TP HCM và Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Đại học, cao đẳng TP HCM.
(PLVN) - Hội thi do Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Đại học, cao đẳng TP HCM phối hợp với BHXH TP HCM tổ chức để các em học sinh, sinh viên (HSSV) đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP HCM tìm hiểu về chính sách, pháp luật BHYT.

Hồn quê hương sống động trong tim mỗi người Việt xa xứ

Đoàn kiều bào thăm Trường Sa năm 2023. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
(PLVN) - Với những người Việt sống xa Tổ quốc, “sông dù lớn bao nhiêu cũng đổ về với biển, lá tươi tốt bao nhiêu khi già cũng rụng về cội rễ”; người Việt sống ở phương trời nào cũng đều hướng về cội nguồn, về với quê hương, Tổ quốc.

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Dồn sức thông xe hai dự án cao tốc Bắc - Nam trước 30/4

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. (Ảnh: Nhà thầu dự án cung cấp)
(PLVN) - Không chỉ thi công 3 ca, 4 kíp suốt ngày đêm, nhiều nhà thầu còn sẵn sàng tăng cường máy móc, nhân lực sang hỗ trợ nhà thầu khác đang gặp khó để nỗ lực đưa 2 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào hoạt động trước dịp 30/4.