3 tháng đầu năm 2018, VNPT đạt 24% kế hoạch doanh thu

03 tháng đầu năm 2018, doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn VNPT đạt 24%, ngang bằng với cùng kỳ năm ngoái
03 tháng đầu năm 2018, doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn VNPT đạt 24%, ngang bằng với cùng kỳ năm ngoái
(PLO) - Ba tháng đầu năm 2018, doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 24% kế hoạch và bằng cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh chỉ số doanh thu và lợi nhuận khả quan, VNPT đã ban hành một số quyết định quan trọng theo đề án tái cơ cấu được Chính phủ phê duyệt, trong đó đã thành lập Công ty VNPT IT.

Thị trường viễn thông Việt Nam trong 03 tháng đầu năm có khá nhiều biến động, bắt nguồn từ các chính sách của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) về thay đổi chính sách khuyến mại đối với thuê bao trả trước từ 50% xuống còn 20%. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như VNPT.

Tuy nhiên, theo ông Trần Mạnh Hùng – Chủ tịch Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - chia sẻ tại Hội nghị giao ban quản lý tháng 03/2018 do Bộ TT&TT tổ chức, 03 tháng đầu năm 2018, doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn VNPT vẫn đạt 24%, ngang bằng với cùng kỳ năm ngoái, riêng lợi nhuận đạt 25,1% kế hoạch, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Trước đó, trong tháng 01 và 02/2018, VNPT đạt lợi nhuận tăng trưởng 15% so với cùng kỳ, doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn tăng trưởng 4,6% so với cùng kỳ. Thuê bao di động hầu như không tăng trưởng nhiều do chính sách quản lý thuê bao trả trước. Thuê bao băng rộng tăng trưởng 142.000 thuê bao, đạt 84,6% so với cùng kỳ do tháng 2 rơi vào tháng Tết, nghỉ Tết dài cũng khiến cho việc phát triển thuê bao không bằng được các tháng trước.

Cùng với việc duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của những tháng đầu năm 2018, VNPT cũng từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức theo định hướng đưa CNTT trở thành trụ cột mới thông qua việc ban hành một loạt các quyết định quan trọng, trong đó có việc thành lập Công ty Công nghệ thông tin VNPT (viết tắt là VNPT IT). Công ty VNPT IT với vai trò chiến lược của Tập đoàn sẽ có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dịch vụ, phát triển tích hợp các giải pháp ICT phục vụ khách hàng của VNPT cả trong và ngoài nước.

Như vậy, VNPT IT ra đời sẽ trở thành trụ cột sản xuất mới của VNPT về phần mềm và các ứng dụng CNTT, từng bước góp phần đưa Tập đoàn trở thành nhà cung cấp dịch vụ số (Digital Service) hàng đầu tại Việt Nam và trung tâm giao dịch số (Digital Hub) tại khu vực, bên cạnh các trụ cột khác là Postef - trụ cột về thiết bị ngoại vi, VNPT Technology - trụ cột về thiết bị điện tử. Đây sẽ là những trụ cột sản xuất không thể thiếu của một Tập đoàn VT-CNTT như VNPT, cùng với khối Hạ tầng do VNPT-Net nắm giữ, khối dịch vụ Giá trị gia tăng do VNPT Media  quản lý và khối Kinh doanh do VinaPhone đảm nhiệm.

Là Tập đoàn kinh tế chủ lực của nhà nước trong lĩnh vực VT-CNTT, VNPT xác định phải có trách nhiệm với quốc gia trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bằng việc tham gia công tác chuyển đổi và số hóa nền kinh tế của Việt Nam. Chính vì vậy, VNPT đã sớm có những bước chuẩn bị cần thiết để tham gia vào cuộc cách mạng này.

Theo đó, VNPT đã tập trung xây dựng những hệ thống hạ tầng mạng băng rộng và siêu rộng trên cả mạng cố định và di động. Trên nền tảng đó, VNPT đưa các công nghệ mới vào vận hành hệ thống băng rộng và cố định để tạo ra kết nối thông minh và cung cấp các dịch vụ, tiện ích thông minh, cung cấp các dịch vụ ứng dụng CNTT thông minh và quản trị sáng tạo để phục vụ hạ tầng cho một loạt dịch vụ hiện đại, đáp ứng tối đa các nhu cầu của nhiều khách hàng ở các phân khúc khác nhau như Chính phủ, Bộ ngành, Tỉnh/thành phố, doanh nghiệp, các trường học, bệnh viện… 

Tin cùng chuyên mục

Cuộc đua AI tại Trung Quốc đang mở rộng mạnh mẽ, không chỉ dừng lại ở DeepSeek mà còn có Zhipu AI và nhiều công ty khác. (Ảnh: SCMP)

Khoa học công nghệ đang thay đổi thế giới

(PLVN) - Những năm gần đây, sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đã định hình lại cách con người tương tác với công nghệ và thế giới xung quanh. Hai trong số những phát triển nổi bật nhất là ChatGPT của OpenAI và DeepSeek, một startup AI đến từ Trung Quốc. Cả hai mô hình AI này đều minh chứng cho sức mạnh của khoa học và công nghệ trong việc định hình thế giới - một kỷ nguyên mới, nơi AI không chỉ hỗ trợ mà còn thay đổi cách sống và làm việc.

Đọc thêm

Chuyên gia cảnh báo 'khoảng trống' nhân lực an ninh mạng

Hội thảo An ninh Dữ liệu trên không gian mạng. (Ảnh trong bài: HHANMQG)
(PLVN) - Theo Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn về an ninh mạng, đặc biệt khi có nhiều sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng dự kiến sẽ diễn ra trong năm. Các kỹ thuật tấn công mạng ngày càng tinh vi, vũ khí mạng được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng khả năng dò tìm, khai thác lỗ hổng…

Samsung hé lộ smartphone galaxy gập ba

Samsung hé lộ smartphone galaxy gập ba
(PLVN) - Tại sự kiện Unpacked ở San Jose, California, Mỹ, Samsung đã khiến giới công nghệ bất ngờ khi xác nhận sự tồn tại của mẫu smartphone Galaxy gập ba đầu tiên. Đây được xem là bước tiến mới trong dòng sản phẩm gập, hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới cho thiết bị di động.

Sắp có máy bay siêu thanh với tốc độ lên tới 5.000 km/h

Cuantianhou sẽ nhanh hơn máy bay phản lực thông thường gần gấp 5 lần. (Ảnh: China Daily)
(PLVN) - Một công ty công nghệ hàng không tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đang thu hút sự chú ý toàn cầu với tham vọng chế tạo máy bay siêu thanh có tốc độ lên tới 5.000 km/h. Đây là bước đột phá hứa hẹn cách mạng hóa ngành vận tải hàng không liên lục địa, rút ngắn thời gian bay xuống chỉ còn vài giờ.

Chính thức ra mắt Liên minh ứng phó, khắc phục sự cố An ninh mạng quốc gia

Công bố Liên minh ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng quốc gia
(PLVN) -  Vừa qua, tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, dưới sự chứng kiến của Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội; Trung tướng Nguyễn Minh Chính - Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực,  Hiệp hội đã công bố quyết định thành lập Liên minh ứng phó, khắc phục sự cố An ninh mạng quốc gia.

Tư duy thực tế về khoa học trong nông nghiệp

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Tọa đàm "Nghiên cứu khoa học: Đổi mới tư duy, sáng tạo để bứt phá" do Bộ NN&PTNT vừa tổ chức nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết 57/NQ-TW về đầu tư, thúc đẩy khoa học và công nghệ (KH&CN); ý kiến của lãnh đạo ngành Nông nghiệp được đánh giá rất thú vị, thiết thực.

Make in Viet Nam – chiến lược làm chủ công nghệ số để cùng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chủ tịch Tập đoàn VNPT Tô Dũng Thái đón nhận biểu trưng vinh danh "Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã tiên phong nhận nhiệm vụ tiến vào kỷ nguyên mới" do Tổng Bí thư Tô Lâm trao.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ VI năm 2024 do Bộ TT&TT tổ chức ngày 15/1/2025, Tập đoàn VNPT đã nhận nhiệm vụ tiên phong trong triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57), tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Cũng tại sự kiện, một lần nữa, các sản phẩm số của VNPT đã khẳng định giá trị của sản phẩm Make in Vietnam – chất lượng quốc tế.

ĐH Kinh tế TP HCM nghiệm thu đề tài Phát triển Kinh tế số

GS.TS. Võ Xuân Vinh, Chủ nhiệm đề tài, trình bày về thành phần kinh tế số.
(PLVN) - Sản phẩm báo cáo kiến nghị được xác định sẽ đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIV. Đề tài sẽ tiếp tục được hoàn thiện và tiến hành nghiệm thu ở cấp Trung ương để đảm bảo chất lượng cao nhất trước khi đưa vào áp dụng.

71 sản phẩm nhận giải thưởng Make in Viet Nam 2024

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trao giải Vàng giải thưởng Make in Viet Nam 2024. (Ảnh: T. Anh)
(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội ngày 15/1, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố và trao Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024 cho 71 giải pháp công nghệ số xuất sắc.

TikTok đối mặt lệnh cấm của ít nhất 20 quốc gia

TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia.
(PLVN) - TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia. Các nhà lập pháp lo ngại TikTok trở thành một thế lực xã hội, chính trị và kinh tế có khả năng gây ảnh hưởng sâu rộng, thậm chí gây xáo trộn…

Mỹ siết chặt kiểm soát dòng chip AI toàn cầu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Ngày 13/1 (giờ địa phương), chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố quy định kiểm soát xuất khẩu mới đối với các chip điện toán tiên tiến được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI).

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025

Intel ra mắt nhiều sản phẩm mới tại CES 2025
(PLVN) - Intel tiếp tục tiên phong nâng cao giới hạn hiệu năng và khả năng tiết kiệm năng lượng cho cả doanh nghiệp và người dùng cá nhân khi sử dụng các ứng dụng AI, mở ra kỷ nguyên mới của điện toán AI.

Thị trường lao động dưới tác động của AI

Con người và AI không nhất thiết là đối thủ, mà có thể hợp tác để tạo ra giá trị lớn hơn. (Ảnh: AI)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề trên toàn thế giới nhưng đồng thời cũng gây ra sự biến đổi lớn trong các xu hướng nghề nghiệp. Ảnh hưởng này đặt ra nhiều thách thức cho lao động trên toàn cầu và cả tại Việt Nam.

Lo ngại về 'căn bệnh toàn cầu mới' do công nghệ

Cuộc cách mạng công nghệ AI đang định hình lại thị trường lao động toàn cầu. (Ảnh: istock)
(PLVN) - Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang đến những cơ hội đột phá mà còn đặt ra thách thức lớn đối với lực lượng lao động toàn cầu. Nhiều quốc gia đã triển khai nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và hỗ trợ họ chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sự ổn định xã hội và phát triển bền vững.