“3 tại chỗ” và 30 ngày

Người dân ngồi chờ đến lượt mua hàng.
Người dân ngồi chờ đến lượt mua hàng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thực tế đã cho thấy, tại những nơi, những địa phương giãn cách xã hội phòng chống COVID-19, một trong những vấn đề gây khó khăn cho mọi người là mua thực phẩm, nhu yếu phẩm. Để mua được đồ ăn, nơi phải có phiếu, nơi tính ngày chẵn lẻ, xếp hàng dài dằng dặc mới tới lượt mua…

Thế nhưng, dù có tiền mua hàng thì việc xếp hàng mua đồ vẫn còn là may mắn. Thử tưởng tượng, nếu DN sản xuất bị “dính” COVID-19, nhà máy ngừng hoạt động, không còn hàng cung ứng, đó mới là điều đáng sợ.

Tại một số địa phương, từ giữa tháng 7/2021, doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động khi đáp ứng một trong hai điều kiện: Đảm bảo vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động tại chỗ với phương châm “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ); hoặc đảm bảo thực hiện “1 cung đường - 2 địa điểm”, chỉ duy nhất 1 cung đường vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở (có thể là ký túc xá, khách sạn, chỗ ở tập trung).

Tại TP HCM, Cty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan), một đơn vị cung ứng thịt heo lớn cho TP, cuối tháng 7 phát hiện hàng chục ca nhiễm SARS-CoV-2 sau gần một tháng áp dụng mô hình “3 tại chỗ” (từ 24/6 tới 19/7). Ngày 29/7, Cty chính thức thông báo dừng thực hiện mô hình này, ngưng sản xuất nhiều bộ phận. Nhiều siêu thị đã phải lao đao tìm nguồn cung khác thay thế Vissan. “Chúng tôi đã đứt gãy chuỗi lao động trong các khâu sản xuất”, đại diện Cty báo cáo khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra đơn vị này hôm qua (6/8).

Đại diện Cty cho rằng mô hình “3 tại chỗ” khó duy trì hơn một tháng bởi tâm lý người lao động và điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị không thể đảm bảo. Cty kiến nghị được hoạt động sản xuất lại với mô hình như bình thường và test nhanh cho người lao động 1 lần/tuần. Nếu phát hiện ca F0 thì địa phương hỗ trợ cách ly, phân loại để tiếp tục sản xuất.

Cty cũng cho rằng việc giết mổ heo thường vào ban đêm, 2-3h sáng chuyển đến các điểm bán, việc hạn chế ra ngoài từ 18h đến 6h rất khó cho DN thực phẩm phục vụ mặt hàng tươi sống.

Về phía Hiệp hội Lương thực Thực phẩm TPHCM (FFA), cũng lo ngại đứt gãy sản xuất chuỗi mì ăn liền. Mì ăn liền buộc phải có gia vị hành, ớt, tiêu, tỏi. Nhiều đơn vị gia công lấy nguyên liệu hành lá ở Ninh Bình; hành tím ở Hậu Giang; củ, quả ở Tiền Giang. Nếu chuỗi lưu thông có vấn đề sẽ thiếu các mặt hàng gia vị để làm nguyên liệu phụ.

Đại diện FFA chia sẻ trước đây chỉ nghĩ sản xuất “3 tại chỗ” trong một tháng, nếu kéo dài thì không làm nổi; nên kiến nghị TP nghiên cứu không tiếp tục mô hình sản xuất này.

Trước những kiến nghị trên, Phó Thủ tướng khẳng định cuộc chiến chống dịch tại TP HCM không tính bằng tuần mà bằng tháng, nên các giải pháp phải được tính toán dài hạn, cần linh hoạt phương pháp theo thực tiễn tại địa phương. Phó Thủ tướng đề nghị TP phân loại các nhà máy theo 3 nhóm: Buộc phải duy trì sản xuất; cần duy trì sản xuất; và khuyến khích duy trì sản xuất; thống kê nơi ở công nhân theo “vùng xanh, vùng đỏ” rồi phân ca theo chỗ ở; hoặc thuê trọ cho công nhân trong “vùng đỏ” để đảm bảo sản xuất an toàn…

“Không bao giờ nên mặc áo chung cho cả TP, không “mặc đồng phục” cho các ngành sản xuất”, phát biểu của Phó Thủ tướng cũng là điều các địa phương cần lưu ý, khi xác định cuộc chiến chống COVID-19 còn chưa thể chấm dứt ngày một, ngày hai.

Đọc thêm

Xúc phạm Quốc kỳ có thể bị phạt đến 3 năm tù

Quốc kỳ là một trong những biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc (Ảnh: PV)

(PLVN) - Xé rách Quốc kỳ, viết những nội dung không lành mạnh lên Quốc kỳ... là một số hành vi được coi là xúc phạm Quốc kỳ. Hành vi xúc phạm Quốc kỳ có khung hình phạt đến 3 năm tù và thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm.

Vi phạm tại công trình của Công ty Trường Thoa (Nam Định): Sở Xây dựng thông tin chi tiết

Vi phạm tại công trình của Công ty Trường Thoa (Nam Định): Sở Xây dựng thông tin chi tiết
(PLVN) - Công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào (thuộc địa bàn phường Năng Tĩnh, TP Nam Định) của Cty TNHH Trường Thoa đã bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh yêu cầu tháo dỡ, khắc phục hậu quả trong 1 năm. Đến nay, sau hơn 4 năm, quyết định của UBND tỉnh vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.

Diễn biến sự việc tại dự án Thành Lộc (Thanh Hóa): Phòng Cảnh sát kinh tế thông báo kết quả giải quyết

Diễn biến sự việc tại dự án Thành Lộc (Thanh Hóa): Phòng Cảnh sát kinh tế thông báo kết quả giải quyết
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa về việc kiểm tra, giải quyết phản ánh của Báo PLVN về sự việc tại dự án Khu dân cư Thành Lộc (huyện Hậu Lộc). Phòng Cảnh sát kinh tế (CSKT) Công an tỉnh đã có Thông báo kết quả giải quyết 25/TB-CSKT gửi Báo PLVN.

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?
(PLVN) - Theo Luật sư Diệp Năng Bình, từ năm 2025 trở đi nếu cá nhân, tổ chức nào sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Sự việc di dời một số phương tiện ra khỏi dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh thông tin chi tiết

Sự việc di dời một số phương tiện ra khỏi dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh thông tin chi tiết
(PLVN) - Liên quan việc Cty TNHH Hoàng Nguyên Vũng Tàu (Cty Hoàng Nguyên) có đơn cho rằng có dấu hiệu vi phạm khi di dời sà lan Trường Thành 6868 và tàu Trường Thành 08 tại dự án nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2; Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Tĩnh cho biết, theo ý kiến của UBND TX Kỳ Anh; nội dung tố cáo là không có cơ sở.

Diễn biến vụ bị điện giật khi đi câu cá tại Thanh Hóa: Công an TX Nghi Sơn ra quyết định không khởi tố vụ án

Cty Điện lực TX Nghi Sơn là đơn vị quản lý vận hành lưới điện. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Thực hiện Công văn 16295/UBND-TD ngày 4/11/2024 của UBND tỉnh chỉ đạo trả lời Báo PLVN về nội dung đơn của ông Lê Văn Đông (thôn Khoa Trường, xã Tùng Lâm, TX Nghi Sơn); mới đây, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã có thông tin về việc Công an TX Nghi Sơn không khởi tố vụ án hình sự với sự việc “Vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực”.

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.