3 nhiệm vụ trọng tâm điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai công tác lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
3 nhiệm vụ trọng tâm điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô

Vừa qua, UBND TP Hà Nội có kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 25/5/2021 về việc triển khai triển khai công tác lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Tại văn bản 129/QĐ-UBND, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, việc điều chỉnh là cần thiết do trong 10 năm qua, một số quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực quy hoạch đô thị đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Bên cạnh đó đã có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia, cấp vùng, ảnh hưởng tới tính chất, chức năng, định hướng phát triển Thủ đô.

Mục tiêu việc điều chỉnh lần này là nhằm triển khai đồng thời, bảo đảm lồng ghép thống nhất các nội dung với quy hoạch TP Hà Nội đang triển khai, tránh trường hợp thiếu sự đồng bộ thống nhất, phải điều chỉnh sau này.

Theo đó, việc triển khai công tác lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sẽ chú trọng vào 3 nội dung cụ thể.

Thứ nhất, tổ chức rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011.

Về việc này, UBND TP Hà Nội giao Sở Quy hoạch Hà Nội chủ trì, tập trung rà soát tình hình lập, triển khai các quy hoạch có liên quan, các dự án đầu tư theo quy hoạch được duyệt và kế hoạch thực hiện quy hoạch; đánh giá dân số hiện trạng, dân số theo quy hoạch được duyệt và khả năng phát triển.

Đồng thời đánh giá các nội dung đã thực hiện, các tác động, hiệu quả của việc thực hiện theo quy hoạch được duyệt; các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tại từng khu vực và toàn thành phố; đánh giá các vấn đề tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai, những khó khăn vướng mắc, nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình triển khai thực hiện; phân tích những yếu tố mới trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu xây dựng phát triển Thủ đô sắp tới; kiến nghị và đề xuất. Thời gian thực hiện công việc rà soát được tiến hành từ 8/5 – 30/6/2021.

Thứ hai, tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, UBND TP Hà Nội giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội thực hiện việc lập, trình Bộ Xây dựng thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan; tổ chức xin ý kiến phản biện các tổ chức hội xã hội nghề nghiệp, các chuyên gia về lĩnh vực quy hoạch - kiến trúc. Tiến độ thực hiện từ 8/5 – 30/7/2021.

Thứ ba, tổ chức triển khai lập Đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội sẽ tiến hành thực hiện sau khi nhiệm vụ quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, Viện Quy hoạch cần chuẩn bị tổ chức lập đồ án quy hoạch (trong vòng 12 tuần); Xin ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan (khoảng 16 tháng); Xem xét, tổ chức xin ý kiến phản biện, góp ý của các chuyên gia, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, báo cáo, trình UBND TP Hà Nội để báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành uỷ và Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố thông qua (khoảng 3 tháng); Hoàn chỉnh báo cáo UBND TP để trình Bộ Xây dựng thẩm định báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch (khoảng 1 tháng)...

Đồng thời, UBND TP Hà Nội cũng phân công rõ trách nhiệm cho từng đơn vị sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã trong việc thực hiện và phối hợp thực hiện các công việc liên quan.

Thị trường BĐS kỳ vọng khởi sắc khi các quy định mới đi vào cuộc sống. (Ảnh: VGP)

Sớm đưa 3 luật liên quan bất động sản vào cuộc sống: Gỡ khó cho thị trường, thúc đẩy kinh tế phát triển

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2023 và Luật Đất đai 2024 đều có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, tuy nhiên các Luật này đang được kỳ vọng sẽ được thi hành trước 6 tháng (từ 1/7/2024) để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tọa đàm “Quy định mới về NOXH: từ chính sách đến thực thi” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 10/5

Quy định mới về nhà ở xã hội: Hiện thực hóa tinh thần Luật Nhà ở (sửa đổi)

(PLVN) - Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên để sớm đưa những chính sách tốt đẹp về nhà ở nói chung và nhà ở xã hội (NOXH) nói riêng đi vào cuộc sống, Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng…
Đà Nẵng bán, cho thuê hơn 400 căn nhà ở xã hội

Đà Nẵng bán, cho thuê hơn 400 căn nhà ở xã hội

(PLVN) - Sở Xây dựng Đà Nẵng mới có thông báo về việc mở bán và tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê căn hộ tại dự án chung cư nhà ở xã hội khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu).
Luật Đất đai có nhiều nội dung mới mang tính đột phá quan trọng. (Ảnh: T.M)

Khơi dậy tiềm năng, phát huy nguồn lực từ đất đai

(PLVN) -Chiều 25/4, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 252 Luật Đất đai năm 2024 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Nguyễn Chi Lan, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định.