3 đại học sẽ trở thành đại học quốc gia

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đến năm 2030, 3 đại học gồm Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ phát triển thành đại học quốc gia.

Theo dự thảo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (trừ các trường thuộc Bộ Công an, Quốc phòng, các trường cao đẳng sư phạm), Bộ GD&ĐT dự kiến đến năm 2030, toàn quốc có khoảng 250 cơ sở giáo dục đại học và 50 phân hiệu thuộc 200 cơ sở giáo dục đại học đầu mối, định hướng phân bố theo các vùng.

Trong đó, khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, bao gồm 5 đại học quốc gia; 5 đại học vùng và từ 18 đến 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia.

Khoảng 100 cơ sở giáo dục đại học đầu mối khác trực thuộc các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương; ít nhất 70 cơ sở giáo dục đại học tư thục, bao gồm cả các cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

Dự kiến đến năm 2030, nước ta có thêm 3 đại học quốc gia là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng. Như vậy, cùng với 2 đại học quốc gia hiện tại là Đại học Quốc gia TP HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội, cả nước sẽ có 5 đại học quốc gia.

Quy mô và lĩnh vực trọng điểm của 5 đại học quốc gia (dự kiến):

Đại học Quốc gia Quy mô sinh viên Lĩnh vực, ngành trọng điểm
Hà Nội 65.000-70.000 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, giáo dục và sư phạm, xã hội và nhân văn
TP HCM 120.000-130.000 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, xã hội và nhân văn
Đà Nẵng 60.000-65.000 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, sản xuất và chế biến, sư phạm, tài chính
Huế 60.000-65.000 Khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và SP, y dược, nông lâm, du lịch
Bách khoa Hà Nội 45.000-50.000 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, sản xuất và chế biến

Ngoài ra, nước ta sẽ có từ 18 đến 20 trường đại học trọng điểm ngành quốc gia gồm:

Trường đại học trọng điểm Ngành
Sư phạm Hà Nội Giáo dục và Sư phạm
Sư phạm TP HCM Giáo dục và Sư phạm
Y Hà Nội Y Dược
Y Dược TP HCM Y Dược
Luật Hà Nội Luật pháp
Luật TP HCM Luật pháp
Kinh tế quốc dân Kinh tế và Tài chính
Kinh tế TP HCM Kinh tế và Tài chính
Hàng hải Việt Nam Giao thông - vận tải, kinh tế biển
Giao thông Vận tải Giao thông - vận tải
Xây dựng Hà Nội Xây dựng và Kiến trúc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nông nghiệp
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Báo chí và Truyền thông
Học viện Bưu chính Viễn thông Thông tin, Truyền thông
Học viện Hành chính Quốc gia Hành chính
Học viện Tài chính Tài chính
Học viện Âm nhạc Quốc gia Nghệ thuật
Sân khấu Điện ảnh Nghệ thuật

Cũng theo dự thảo của Bộ GD&ĐT, tới năm 2030, Việt Nam phát triển thêm 4 đại học vùng trên cơ sở Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Tây Nguyên và Trường Đại học Cần Thơ. Cùng với Đại học Thái Nguyên hiện tại, cả nước dự kiến sẽ 5 đại học vùng.

Bộ đã đề xuất kế hoạch tái cấu trúc những trường đại học công lập không đạt chuẩn, chú trọng vào việc đầu tư và phát triển để đạt đến các tiêu chí chất lượng trong vòng 3-5 năm. Nếu không đạt được, có thể sẽ tiến hành sáp nhập hoặc đình chỉ hoạt động trước năm 2028, với mục tiêu giải thể trước năm 2030.

Trong giai đoạn tới, Bộ không chủ trương thành lập đại học công lập mới, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thay đổi những môn học nào sau khi sáp nhập tỉnh?

Bộ GD^&ĐT cho rằng, việc chỉnh sửa chương trình môn học phù hợp với việc thay đổi địa giới hành chính (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong bối cảnh cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính và cần phải điều chỉnh.

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP HCM cho biết, đề xuất đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu như một tiết học chính khóa là một hoạt động đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, để tránh trùng lắp và tạo điều kiện cho các nhà trường triển khai tiết đọc sách theo hướng mở, cần nghiên cứu để tổ chức phù hợp với các quy định, hướng dẫn đã nêu.

Cùng “Thủ lĩnh của sự thay đổi” gieo mầm hy vọng

Em Lò Ngọc Tuệ Lâm đại diện trẻ em huyện Nậm Nhùn, Lai Châu đưa ra ý kiến về việc bảo vệ trẻ em khỏi việc tiếp cận thuốc lá điện tử. (Nguồn: Plan International Việt Nam)
(PLVN) - Tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu Quốc hội, HĐND với trẻ em tỉnh Lai Châu vừa được Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh Lai Châu phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và tổ chức Plan In- ternational Việt Nam vùng Lai Châu tổ chức đầu tháng 6/2025, ấn tượng của các bác, cô chú người lớn là sự tự tin của các em nhỏ tham gia phiên đối thoại.

Kết thúc 'cuộc đua' tranh vé lớp 10 công lập Hà Nội, nhiều thí sinh và phụ huynh 'thở phào'

Thí sinh hoàn thành môn thi cuối cùng tại điểm thi Trường THPT Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm.

(PLVN) - 10h ngày 8/6, gần 103.000 thí sinh Hà Nội hoàn thành môn thi cuối cùng của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên năm học 2025–2026. Những giọt mồ hôi, ánh mắt lo âu tạm lùi lại, nhường chỗ cho sự nhẹ nhõm hiện rõ trên gương mặt của nhiều học sinh và phụ huynh – những người vừa bước ra khỏi một trong những “cuộc đua” cam go nhất trong đời học sinh.

Cần tỉnh táo giữa 'mê hồn trận' lớp ngoại khóa khi hè về

Cần tỉnh táo giữa 'mê hồn trận' lớp ngoại khóa khi hè về
(PLVN) - Khi kỳ nghỉ chưa chính thức bắt đầu, nhiều phụ huynh đã mất tiền oan, có người mất cả tỷ  đồng với các chiêu trò lừa đảo tinh vi khi lợi dụng tâm lý mong muốn con tham gia các khóa học trải nghiệm mùa hè như trại hè kỹ năng, học kỳ công an, học kỳ quân đội...