3 bước giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội ở Trung ương

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Hôm qua (26/2), tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn Quy trình giới thiệu người của các cơ quan trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. 

Cần đạt tín nhiệm trên 50% 

Thông tin tại Hội nghị, Phó Chủ tịch - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯMTTQ) Việt Nam Hầu A Lềnh cho biết, tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất của Đoàn Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam và Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam 63 tỉnh, thành phố, ngày 22/2/2021 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã ban hành Nghị quyết điều chỉnh lần thứ nhất về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử ĐBQH.

Trong đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương là 207 người; các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương là 293 người.

Ông Hầu A Lềnh yêu cầu việc giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo quy định của Luật Bầu cử ĐBQH và HĐND, Luật Tổ chức Quốc hội và các quy định có liên quan về tiêu chuẩn, độ tuổi, sức khỏe…

Theo quy định, hồ sơ của người ứng cử phải nộp chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử 23/5/2021 (tức là vào ngày 14/3/2021). Từ hồ sơ tiếp nhận, theo kế hoạch, ngày 18/3/2021, Đoàn Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận, lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV.

Cũng tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho biết, việc giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương ứng cử ĐBQH khóa XV được thực hiện theo 3 bước. 

Bước đầu tiên là tiến hành họp ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị để dự kiến người giới thiệu ứng cử ĐBQH. Thứ hai là tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của cử tri tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với người được dự kiến giới thiệu ứng cử ĐBQH.

Việc tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc để lấy ý kiến đối với người ứng cử ĐBQH được tổ chức ở nơi người ứng cử đang công tác hoặc nơi làm việc. Trường hợp người ứng cử có nhiều nơi công tác hoặc làm việc thì tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác hoặc làm việc thường xuyên.

Với những nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri, nhưng phải đảm bảo số lượng cử tri tham dự hội nghị đạt ít nhất 2/3 tổng số cử tri được triệu tập. Nơi có 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại diện cử tri và phải đảm bảo ít nhất là 70 cử tri tham dự Hội nghị.

Người ứng cử ĐBQH được mời tham dự Hội nghị. Trường hợp người được dự kiến giới thiệu ứng cử ĐBQH không đạt tín nhiệm trên 50% tổng số cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi công tác thì Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức giới thiệu người khác. 

Bước thứ ba của quy trình giới thiệu người của các cơ quan trung ương ứng cử ĐBQH khóa XV là tiến hành Hội nghị ban lãnh đạo mở rộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị để thảo luận, giới thiệu người ứng cử ĐBQH.

Căn cứ vào kết quả của hội nghị ban lãnh đạo mở rộng, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình được lựa chọn, giới thiệu ứng cử ĐBQH làm hồ sơ ứng cử theo quy định. Chậm nhất 17h ngày 14/3/2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa XV.

Có thể tổ chức hội nghị hiệp thương trực tuyến

Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ban Thường trực UBTƯMTTQ Việt Nam vừa ban hành Hướng dẫn số 54/HD-MTTW-BTT về tổ chức các hội nghị trong quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử ĐBQH khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và việc vận động bầu cử tại các địa phương có dịch Covid-19.

Theo đó, tại những nơi đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, vẫn tổ chức hội nghị theo hình thức tập trung nhưng phải bảo đảm thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của địa phương.

Trường hợp bất khả kháng, không thể tổ chức hội nghị theo hình thức tập trung được thì Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tổ chức hiệp thương kịp thời báo cáo cấp ủy và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương để chủ động lựa chọn hình thức tổ chức hội nghị phù hợp thông qua ứng dụng công nghệ thông tin như: Tổ chức hội nghị trực tuyến, tổ chức lấy ý kiến thông qua Email, tin nhắn SMS, qua các ứng dụng zalo, viber hoặc gửi phiếu lấy ý kiến đến các thành phần dự hội nghị... 

Về việc tổ chức các hội nghị cử tri lấy ý kiến, giới thiệu người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND thì lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ giới thiệu người ứng cử phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan lựa chọn hình thức tổ chức hội nghị phù hợp và phải bảo đảm các điều kiện theo hướng dẫn đã ban hành.

Cụ thể, đối với những nơi có số lượng đại biểu tham dự hội nghị trực tiếp đạt trên 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập thì tổ chức hội nghị tập trung nhưng phải bảo đảm thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của địa phương.

 Những nơi đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, cách ly xã hội mà số đại biểu có thể tham dự trực tiếp không đạt trên 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập thì có thể tổ chức hội nghị trực tuyến. Trong trường hợp này, để thuận lợi cho việc thực hiện biểu quyết, kiểm đếm kết quả biểu quyết thì cần lưu ý công tác tổ chức, điều hành để hội nghị thống nhất việc biểu quyết bằng hình thức giơ tay.

Đối với việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử, tùy tình hình thực tế tại địa phương, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tổ chức hiệp thương báo cáo cấp ủy, các tổ chức phụ trách bầu cử cùng cấp lựa chọn hình thức phù hợp để tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, bảo đảm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.