27 năm vừa xoay xở nuôi quân, vừa kiên cường chống bất công o ép

Ông Phan Ngọc Mậu, Giám đốc kiêm Bí thư Chi bộ Công ty dâu tằm tơ Tân Lộc
Ông Phan Ngọc Mậu, Giám đốc kiêm Bí thư Chi bộ Công ty dâu tằm tơ Tân Lộc
(PLO) - Nhờ quan niệm thương người lao động như thương thân mình, thái độ dứt khoát, dám nghĩ, dám làm, ông Mậu đã cứu Tân Lộc khỏi nguy cơ phá sản. Thế nhưng một “cuộc chiến” mới lại nổ ra. Lần này khó khăn o ép đến từ phía chính quyền địa phương, là nơi lẽ ra phải nâng niu trân trọng giúp sức cho doanh nghiệp.

Nghe giọng qua điện thoại, không ai nghĩ năm nay vị Giám đốc này đã 66 tuổi. Tới lúc gặp mặt, mới biết ông đã nhận sổ hưu. Thế nhưng dù không muốn, ông vẫn phải ngồi ghế Giám đốc công ty, vì câu chuyện oái oăm rất hiếm gặp trong một xã hội thượng tôn pháp luật; rất hiếm gặp trong thời kỳ Nhà nước ưu đãi khuyến khích sự phát triển thương mại, doanh nghiệp. 

Ông kể đó là hai “cuộc chiến” lớn nhất đời ông: Vừa xoay xở chuyển đổi ngành nghề cho thích nghi với nền kinh tế thị trường, vượt qua khủng hoảng, kiếm tiền nuôi quân; vừa kiên cường trước những bất công o ép từ phía chính quyền địa phương gây ra với doanh nghiệp. 

“Cuộc chiến” trên thương trường

Ông Phan Ngọc Mậu (SN 1952) làm Giám đốc, kiêm Bí thư Chi bộ Công ty dâu tằm tơ Tân Lộc (trụ sở quốc lộ 1A, phường Xuân Bình, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) từ tháng 4/1991 đến nay.  

Năm 1991, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định sáp nhập hai xí nghiệp: Xí nghiệp dâu tằm tơ Hàm Tân (Bình Thuận) và Xí nghiệp dâu tằm tơ Xuân Lộc (Đồng Nai) thành Xí nghiệp dâu tằm tơ Tân Lộc. Năm 1993, doanh nghiệp đổi tên thành Công ty dâu tằm tơ Tân Lộc.

Ngành nghề chính của Tân Lộc là phát triển vùng nguyên liệu dâu tằm, ươm tơ, sấy kén để chuyển về Tổng công ty. Mới vừa về nhận công tác được một năm nhưng ông Mậu đã phát triển vùng nguyên liệu nhiều và rộng lớn. Lúc đó ngành dâu tằm đang phát triển không chỉ ở Việt Nam mà trên khắp thế giới, vùng nguyên liệu của nhà máy có diện tích 8.000 ha với hàng vạn nông dân làm đối tác. Nhà máy có 250 công nhân.

“Do nhu cầu mở rộng hoạt động, Tân Lộc cần có nhà máy ươm tơ. Ngày 29/5/1992, Tân Lộc khởi công xây dựng nhà máy ươm tằm tơ phía sau. Đầu tiên là xây dựng nhà sấy kén, sau đó xây nhà máy ươm tằm tơ. Tuy nhiên, công việc bị trì hoãn do lúc đào móng phát hiện hài cốt liệt sĩ”, ông Mậu kể lại.

Trong lúc đó nông dân đang ùn ùn đưa kén về Tân Lộc để ươm tơ, việc tìm kiếm hài cốt trên khu đất có thể kéo dài nhiều năm chưa biết đến bao giờ mới xong. Nếu công ty ngừng hoạt động, không chỉ vi phạm hợp đồng với nông dân trồng dâu nuôi tằm, mà công nhân sẽ thất nghiệp, thiệt hại lớn, ông Mậu phải mượn văn phòng của một doanh nghiệp gần đó để làm văn phòng tạm. Đồng thời, ông đề nghị tỉnh Đồng Nai bán phần đất có diện tích 13.700m2 của trại ong mật Long Khánh kế bên phần đất công ty đang được đào xới để tìm hài cốt liệt sĩ. Đồng Nai đồng ý, ra quyết định giao đất. Tân Lộc mua và khởi công nhà máy ươm tơ.

Từ năm 1992 – 1995, Tân Lộc phát triển cực thịnh, với hơn 450 công nhân và vùng nguyên liệu lên đến hơn 8.000 ha bao gồm các tỉnh Đông Nam bộ, Bình Thuận, Bến Tre... Thời điểm đó, công nhân ở Tân Lộc có thu nhập ổn định, thuộc diện nhất nhì địa phương. Lương công nhân cao hơn so với nhiều doanh nghiệp nhà nước khác nên nhiều người  tìm đến Tân Lộc xin đầu quân.

Ông Mậu hồi ức: “Tân Lộc có hai loại vùng nguyên liệu. Ở Xuân Thọ (Xuân Lộc) và Tánh Linh (Đồng Nai), Bộ Nông nghiệp cho vay tiền không lãi để Tân Lộc khai hoang rồi giao cho người dân kinh tế mới làm dâu tằm. Loại vùng nguyên liệu thứ hai là đất của dân, Tân Lộc cử cán bộ xuống đầu tư về kỹ thuật, hom giống, vốn, nhà nuôi tằm, giống tằm… Nông dân trả lại tiền vay bằng kén tằm, cứ trả dần dần. Tân Lộc và người dân trồng dâu nuôi tằm cùng hợp tác dựa trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Cả hai hình thức, công ty đều bao tiêu cho nông dân với giá thỏa thuận ngay từ ban đầu”. Thời điểm hưng thịnh của ngành tơ tằm, Tân Lộc ăn nên làm ra, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, thu lợi cho Nhà nước.

Không chấp nhận phá sản

Tuy nhiên, đến năm 1996, ngành tơ tằm Việt Nam và cả thế giới rơi vào khủng hoảng. “Năm đó công ty đã ký hợp đồng bao tiêu với người dân. Mỗi ký kén là 18.000 đồng. Tám ký kén mới tạo ra được 1 ký tơ. Nếu giá hơn 300.000 đồng/ký tơ như mọi năm thì có lãi. Nhưng năm đó, 1 ký tơ chỉ còn 120.000 đồng nên công ty lỗ thê thảm. Riêng năm 1996, công ty lỗ 5 tỷ đồng, càng mua càng lỗ”, ông Mậu hồi ức.

Dừng sản xuất là vi phạm hợp đồng với nông dân, Tân Lộc phải bồi thường số tiền rất lớn nhưng phải chấp nhận. Nông dân chặt bỏ cây dâu, khiến số tiền Tân Lộc đầu tư khoảng 18 tỷ vào vùng nguyên liệu mất trắng, không đòi được. Những hệ thống máy móc ở công ty nhiều tỷ đồng cũng chung cảnh phải “đắp chiếu”.

“Chuyển đổi ngành nghề hoặc là chết”. Ông Mậu không đang tâm nhìn thấy cảnh công ty phá sản, nhân viên tứ tán, công nhân mất việc. Và đằng sau đó là hàng ngàn bát cơm, manh áo của hàng trăm gia đình. 

Đúng thời điểm đó, Tân Lộc lọt vào danh sách những doanh nghiệp nhà nước phải cho phá sản. Nghiên cứu lại các quy định pháp luật, xem xét lại tình hình công ty, ông thấy doanh nghiệp do mình chèo lái không có các điều kiện tương ứng. Vị Giám đốc khiếu nại khắp nơi, và cơ quan chức năng cuối cùng phải thừa nhận, tuyên hủy các quyết định đã ban hành.

Ông Mậu thân chinh ra Hà Nội, đề nghị Bộ Nông nghiệp bổ sung cho Tân Lộc thêm ngành nghề kinh doanh tổng hợp. Dù vẫn giữ tên Công ty dâu tằm tơ Tân Lộc, nhưng công ty hợp tác gia công may mặc với Malaysia từ năm 1997 – 2001. Nhà máy ươm tơ chuyển làm xưởng may. Lúc đó có trên dưới 400 công nhân.  

Đến năm 2002, hết hợp đồng với Malaysia. Tân Lộc chuyển sang hợp tác với nhiều công ty khác như Hàn Quốc, Trung Quốc cũng may mặc cho tới năm 2007. Năm 2008, Tân Lộc lại chuyển sang hợp tác gia công linh kiện điện tử cho một công ty nước ngoài.  

Mặc dù khó khăn chồng chất từ kinh tế cho đến thủ tục hành chính, nhưng những thời điểm khó khăn cơ cực nhất đã qua, công ty vẫn thu hút nhiều lao động. Năm 2011 công ty thu hút 1.000 công nhân làm việc. Công nhân được giải quyết chế độ chính sách đúng như pháp luật, được đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, được ký hợp đồng làm việc như luật định. Tuyển dụng đạt thì ký hợp đồng hai tháng, sau đó ký hợp đồng một năm rồi không thời hạn. Tiền lương chưa khi nào nợ công nhân. Hiện Tân Lộc có 180 công nhân, thu nhập khoảng 6,5 triệu đồng/tháng. 

Nhờ quan niệm thương người lao động như thương thân mình, thái độ dứt khoát, dám nghĩ, dám làm, ông Mậu đã cứu Tân Lộc khỏi nguy cơ phá sản. Thế nhưng một “cuộc chiến” mới lại nổ ra. Lần này khó khăn o ép đến từ phía chính quyền địa phương, là nơi lẽ ra phải nâng niu trân trọng giúp sức cho doanh nghiệp.

“Cuộc chiến” chống sự o ép của địa phương 

Ông Mậu cho hay, “cuộc chiến” này khởi nguồn từ thời điểm Tân Lộc bị lọt vào danh sách công ty định cho phá sản. Có lẽ công ty nằm ở vị trí đẹp, nên người ta rắp tâm lấy đất phục vụ cho mục đích khác, cho “lợi ích nhóm”. Nhiều cán bộ, nhiều đoàn công tác của Long Khánh và Đồng Nai đã đến, hết “có ý dọa”, “thuyết phục”, ông Mậu đều khước từ. Lý do đất do công ty mua, công ty không phá và thậm chí nếu có bị tuyên phá sản thì việc xử lý tài sản phải thuộc Bộ Nông nghiệp, thuộc Hà Nội, chứ Long Khánh và Đồng Nai không có thẩm quyền.

Bất chấp pháp luật, chính quyền địa phương vẫn ra quyết định trái phép thu hồi đất. Cứ quyết định tái phép nào đưa ra, công ty lại khiếu nại, địa phương lại thu hồi quyết định. Địa phương ra “chiêu trò” khác, là liên tục cử các đoàn thanh tra đến “hỏi thăm”. Vừa khiếu nại, vừa tiếp thanh tra liên tục, vừa phải lo miếng cơm, manh áo cho công nhân, nhưng ông Mậu vẫn không chấp nhận chịu thua trước cái sai, công ty vẫn kiên cường trụ vững.  

Nhùng nhằng nhiều năm, đến năm 2007, Tân Lộc khởi kiện hành chính ra tòa, kiện UBND tỉnh Đồng Nai. Trong năm 2013, cả phiên sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên Tân Lộc thắng kiện, buộc tỉnh Đồng Nai phải hủy bỏ quyết định thu hồi đất sai luật. 

Bản án đã có hiệu lực thi hành, nhưng chính quyền Đồng Nai không thượng tôn pháp luật, không thực hiện bản án. Tài sản của công ty, Đồng Nai không thể thu hồi, nhưng địa phương này “làm khó” bằng cách không cấp giấy đăng ký doanh nghiệp cho Tân Lộc khi công ty cổ phần hóa theo chủ trương của Nhà nước. Hiện Tân Lộc tiếp tục đi vào một vụ kiện mới, là hành vi hành chính sai luật của UBND tỉnh Đồng Nai. 

“Xã hội thượng tôn pháp luật, Nhà nước chủ trương khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng chính quyền Đồng Nai không thực thi bản án, gây khó cho doanh nghiệp. Hành xử như vậy là ngang ngược đứng trên pháp luật. Tôi rất là buồn, tâm tư nhiều, nhưng tôi tin vào pháp lý và đạo lý cho nên tôi vẫn tiếp tục không “đầu hàng”. Tôi tin chắc 100% Đồng Nai sẽ phải hủy bỏ những quyết định sai trái. Công lý, pháp luật phải được thực thi. Quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, của người lao động phải được thực hiện”, ông Mậu nói.

Năm 2016, ông Mậu đã có quyết định nghỉ hưu theo chế độ. Tuy nhiên, do đang kiện Đồng Nai không cấp giấy đăng ký doanh nghiệp nên ông Mậu vẫn chưa được nghỉ hưu và phải ký hợp đồng lại để tiếp tục theo đuổi vụ việc. 

Câu chuyện thăng trầm của Tân Lộc nhiều thập kỷ, còn có một nguyên nhân khác, bắt nguồn từ sự việc ông Mậu chính là người đã phát hiện ra một tội ác kinh khủng bậc nhất lịch sử: Vụ án một số quan chức Đồng Nai thiếu trách nhiệm, để các đối tượng xấu xáo trộn hàng ngàn hài cốt liệt sỹ, giấu hàng trăm mộ phần, làm mất tên hàng ngàn liệt sỹ đã hy sinh trong chiến dịch Xuân Lộc 1975. PLVN sẽ giới thiệu sự việc này trong các số báo sau.

Đọc thêm

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo
(PLVN) -  Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công
(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

VinFuture tiếp thêm động lực theo đuổi khoa học cho nhà nghiên cứu trẻ

PGS.TS Nguyễn Phi Lê trong một hội thảo về AI (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thẳng thắn nhìn nhận những điều còn thiếu, những thách thức phải đối diện, các nhà khoa học trẻ Việt Nam cho rằng chính VinFuture đã trao cho họ cơ hội tiếp cận với những tri thức và công nghệ mới nhất thông qua việc giao lưu, chia sẻ cùng những trí tuệ lỗi lạc hội tụ tại Việt Nam. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thêm động lực và niềm tin với con đường mình đã chọn.

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Công bố Quyết định chỉ định nhân sự Bí thư Đảng ủy HUD

Ông Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối trao quyết định cho ông Đậu Minh Thanh.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa công bố Quyết định số 2275-QĐ/ĐUK về việc chỉ định ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng uỷ HUD, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

PVOIL có Tổng giám đốc mới

Chủ tịch HĐTV Cao Hoài Dương (bìa phải) trao quyết định cho tân Tổng Giám đốc PVOIL.
(PLVN) -  Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) vừa tổ chức Lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ, chức danh Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PVOIL

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Quy định đánh thuế phù hợp với thuốc lá, nước giải khát có đường

Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường chiều ngày 27/11/2024. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và nước giải khát có đường được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tháo gỡ các 'điểm nghẽn' pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
(PLVN) -  Đó là yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra trong buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp (ngày 7/11/2024). Một trong những “điểm nghẽn” đang nhận được sự quan tâm đặc biệt là tháo gỡ vướng mắc cho các dự án PPP đã đưa vào khai thác vận hành. Các chuyên gia cho rằng, sửa Luật PPP là giải pháp tiên quyết để thúc đẩy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư PPP.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.