24/25 chỉ tiêu kinh tế-xã hội Quảng Ngãi đạt, vượt kế hoạch

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Bí thư tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân nhìn nhận, năm 2023, bên cạnh nhiều kết quả tốt trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh nhà vẫn còn nhiều hạn chế cần được tập trung phân tích, tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan để tập trung khắc phục.

Ngày 6/12, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 20.

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, dù gặp nhiều khó khăn nhưng địa phương vẫn thu ngân sách đạt hơn 28.600 tỷ đồng, tăng 22,2% so với dự toán Trung ương giao và tăng 19,4% dự toán HĐND tỉnh giao. Đặc biệt, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.193 USD/người/năm.

Bên cạnh đó, trong năm 2023, Quảng Ngãi thu hút được 4 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư khoảng 172,3 triệu USD; có 633 doanh nghiệp được thành lập mới, với tổng vốn đăng ký 4.622 tỷ đồng; cấp chấp thuận chủ trương đầu tư 8 dự án sản xuất trong nước với tổng vốn là 3.400 tỷ đồng và 9 dự án bất động sản, với 8.580 tỷ đồng.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 6 - 8/12/2023).

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 6 - 8/12/2023).

Công tác giải ngân vốn đầu tư công được thực hiện quyết liệt. Ước tính đến ngày 30/11/2023, đã giải ngân được 4.089 tỷ đồng, bằng 60,2% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 58,9% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao.

Dự kiến đến ngày 31/01/2024 (hết niên độ ngân sách), tỉnh giải ngân hơn 6.480 tỷ đồng (chưa bao gồm số giải ngân của các nguồn vốn ngoài kế hoạch đầu tư công), đạt 95,4% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 93,7% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao.

Trong đó, ngân sách địa phương là 4.224 tỷ đồng, đạt 96,7% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 93,9% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao; ngân sách Trung ương là 2.255 tỷ đồng đạt 93,1% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.

Về giải ngân kế hoạch vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023, ước đến ngày 30/11/2023, giải ngân được 315 tỷ đồng/361 tỷ đồng, đạt 87% kế hoạch vốn kéo dài.

Năm 2023, Quảng Ngãi thu ngân sách đạt hơn 28.600 tỷ đồng, tăng 22,2% so dự toán Trung ương giao và tăng 19,4% dự toán HĐND tỉnh giao.

Năm 2023, Quảng Ngãi thu ngân sách đạt hơn 28.600 tỷ đồng, tăng 22,2% so dự toán Trung ương giao và tăng 19,4% dự toán HĐND tỉnh giao.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong năm 2023, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân nhìn nhận, năm 2023, Quảng Ngãi đã thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm ngân sách nhà nước, với nhiều dấu ấn nổi bật, tạo thêm thuận lợi, thời cơ để phát triển.

Cụ thể, 24/25 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt, vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 3,03%. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát huy. Công tác giáo dục-đào tạo được quan tâm, nâng cao về chất lượng. Công tác cải cách hành chính tiếp tục được triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả gắn với đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tốt đạt được, bà Vân cũng thẳng thắng chỉ một số tồn tại, hạn chế, có mặt yếu kém cần khắc phục, làm rõ. Đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy vượt kế hoạch, nhưng vẫn ở mức thấp so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 đề ra. Thị trường bất động sản thanh khoản thấp; hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu.

Sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn do tác động của bất lợi về thời tiết, chi phí tăng cao. Hoạt động đầu tư xây dựng vẫn còn vướng mắc về thể chế, về thủ tục hành chính, về nguồn cung và giá vật liệu xây dựng. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án còn vướng mắc. Chất lượng thu hút đầu tư còn có mặt hạn chế. Thu tiền sử dụng đất không đạt kế hoạch…

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân phát biểu tại kỳ họp.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân phát biểu tại kỳ họp.

Theo Bí thư tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân, trong những hạn chế, yếu kém nêu trên, có những hạn chế, yếu kém mới phát sinh; không ít hạn chế đã tồn tại kéo dài trong nhiều năm, nhưng việc khắc phục chưa có nhiều chuyển biến, đã và đang làm cản trở sự phát triển của tỉnh.

Bí thư tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các đại biểu cần tập trung thảo luận, phân tích tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan và đúc kết những bài học có giá trị thực tiễn để xem xét, quyết định các mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội, tài chính, ngân sách, đầu tư công năm 2024.

Theo kế hoạch kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 6 - 8/12/2023). Tại kỳ họp này, các đại biểu sẽ tiến hành xem xét, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh năm 2023 và nhiệm vụ, kế hoạch, giải pháp năm 2024.

HĐND tỉnh cũng sẽ xem xét, thông qua các báo cáo, Tờ trình và Nghị quyết; thảo luận và quyết định một số nội dung quan trọng khác.

Tin cùng chuyên mục

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

(PLVN) -  Năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển, cũng như coi việc xây dựng thế trận lòng dân là nền tảng nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để xây dựng nền biên phòng toàn dân tạo môi trường thuận lợi phát triển KT-XH của tỉnh.

Đọc thêm

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.