Chương trình Nông thôn Mới

24 tỉnh, thành triển lãm sản phẩm OCOP tại Hải Phòng

Các đại biểu cắt băng khai mạc hội chợ tại Hải Phòng
Các đại biểu cắt băng khai mạc hội chợ tại Hải Phòng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tối 20/10, tại Cung văn hoá hữu nghị Việt Tiệp (TP Hải Phòng) diễn ra khai mạc hội chợ nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2023.

Hội chợ do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở NN&PTNT TP Hải Phòng và Liên minh Hợp tác xã TP Hải Phòng phối hợp tổ chức. Hội chợ triển lãm có sự tham gia của các chủ thể sản phẩm OCOP và các nông sản đặc trưng đến từ 23 tỉnh/TP, với 135 gian hàng nông nghiệp và 65 gian hàng thương mại trong thời gian từ 20-24/10.

Các gian hàng được thiết kế, trưng bày theo các nhóm sản phẩm đạt chứng nhận OCOP và an toàn vệ sinh thực phẩm, VietGAP, hữu cơ, có truy xuất nguồn gốc, chất lượng hàng hóa đảm bảo theo quy định pháp luật.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Ngọc Tuất, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Hải Phòng cho biết: Những năm qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) đã và đang tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng trong khẳng định và tôn vinh hàng Việt.

OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực, gia tăng giá trị đầu tiên được Việt Nam triển khai trên toàn quốc từ năm 2018 tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Mục tiêu của Chương trình là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn. Chương trình cũng thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Ông Tuất cho rằng hội chợ là cơ hội để giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá, thúc đẩy phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của Hải Phòng nói riêng và các tỉnh, TP trên cả nước nói chung.

Tại buổi lễ, ông Lê Minh Lịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định thông qua hội chợ, Ban tổ chức mong muốn thúc đẩy thực hiện chương trình phát triển sản xuất, chương trình OCOP giai đoạn 2020 - 2025, định hướng tới năm 2030 cho các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng và các khu vực khác.

Bên cạnh Hội chợ, thông qua các hội nghị, tọa đàm, nhiều thông tin về ứng dụng khoa học công nghệ cao, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp được chú trọng giới thiệu; các kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện phát triển sản phẩm nông sản đặc sản đạt hiệu quả cao và bền vững được quan tâm chia sẻ, hướng tới phát triển mạnh mẽ các sản phẩm OCOP nhằm phát huy nội lực và gia tăng giá trị, góp phần thực hiện đúng và trúng Chương trình quốc gia OCOP; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, xây dựng nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, bền vững.

Ông Đỗ Gia Khánh, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Hải Phòng cho hay, đây cũng là cơ hội để quảng bá về du lịch, ẩm thực, văn hóa và con người TP Cảng đến các tỉnh thành trong cả nước đồng thời là dịp giao thương, ký kết hợp đồng giữa nhà sản xuất với các doanh nghiệp, người tiêu dùng trên địa bàn TP và các tỉnh bạn.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận tại lễ khai mạc:

Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ tham quan một gian hàng OCOP

Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ tham quan một gian hàng OCOP

Sản phẩm OCOP của TP Hà Nội.

Sản phẩm OCOP của TP Hà Nội.

Sản phẩm phấn hoa rừng và mật ong hoa rừng ngập mặn.

Sản phẩm phấn hoa rừng và mật ong hoa rừng ngập mặn.

* Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Chương trình Nông Thôn Mới: 'Cú hích' đưa Ứng Hòa vươn mình đổi mới

Diện mạo nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa ngày càng khang trang, sạch đẹp.
(PLVN) - Từ một huyện thuần nông với hạ tầng thiếu đồng bộ và đời sống người dân còn khó khăn, huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) đã biến chương trình Nông thôn mới thành "cú hích" mạnh mẽ để thay đổi diện mạo. Nhờ sự quyết tâm của lãnh đạo và sự đồng lòng của nhân dân, vùng quê này đã khoác lên mình một diện mạo giàu đẹp, khang trang, trở thành điểm sáng trong hành trình đổi mới nông thôn.

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu xã Liên Châu.
(PLVN) - Năm 2024, cùng với việc tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí trở thành huyện nông thôn mới (NTM) mới, huyện Yên Lạc chọn các xã Nguyệt Đức và Liên Châu để đẩy mạnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu, từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình nhân rộng ra các địa phương khác trong huyện. Đây là tiền đề quan trọng để Yên Lạc trở thành đô thị trong tương lai không xa.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì
(PLVN) -  Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, Thanh Trì đã về đích sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Những kết quả đạt được không chỉ là thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm hiện tại, huyện Đông Anh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bên cạnh vai trò chủ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thì Ủy ban MTTQ huyện Đông Anh cũng có đóng góp quan trọng về tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác này.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững
(PLVN) - Sáng 01/10, tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đang nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm cải thiện đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến nay, địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng tích cực và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong tương lai gần.

Đấu giá sinh vật cảnh gây quỹ phòng chống lụt bão

Cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tham dự Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống lụt bão.
(PLVN) - Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 đã quyên góp hàng trăm triệu đồng qua đấu giá tác phẩm Sinh Vật Cảnh, để ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão. Tiếp nối thành công, phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/9, kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai.

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Qua 13 năm triển khai thực hiện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 3.500 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng huyện NTM từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng, doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nhiều nguồn huy động khác.