23 học sinh nghi ngộ độc nước uống ở Quảng Trị

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - 23 học sinh lớp 4 ở một trường Tiểu học và THCS tại tỉnh Quảng Trị xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đau đầu, khó thở sau khi uống nước. 

Ngày 8/4, lãnh đạo Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị cho biết, đã gửi mẫu nước đến Viện Pasteur Nha Trang để kiểm nghiệm, xác định nguyên nhân khiến 23 học sinh bị ngộ độc.

Trước đó, khoảng 9h10 ngày 3/4, có 23 học sinh lớp 4, ở trường Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Cam Lộ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, đau đầu, khó thở. Các em được đưa đến Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Cam Lộ để thăm khám.

Tiếp nhận thông tin trên, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị đã thành lập đoàn điều tra, xử lý sự cố ngộ độc thực phẩm ở trường. Đoàn đã lấy mẫu thực phẩm gửi đi kiểm nghiệm, điều tra, tìm nguyên nhân vụ ngộ độc.

Lãnh đạo UBND huyện Cam Lộ cho biết, ngay khi phát hiện sự việc đã trực tiếp có mặt để chỉ đạo lực lượng chức năng tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời yêu cầu Trung tâm Y tế tập trung thăm khám, điều trị cho các em.

Trong 23 em học sinh vào TTYT thăm khám, có 19 em được về nhà vào sáng hôm sau, còn 4 em vẫn mệt nên tiếp tục ở lại thêm một ngày để theo dõi, hiện sức khỏe các em ổn định, bình thường. Lãnh đạo huyện chỉ đạo các đơn vị động viên gia đình và các em để ổn định tâm lý.

Cũng theo lãnh đạo UBND huyện Cam Lộ, qua nắm bắt ban đầu, nghi ngờ một học sinh bỏ vật đồ chơi dạng slam vào bình nước uống. Lúc ra chơi giữa giờ (khoảng 9h) các em khác uống nước, sau đó khoảng 10 phút thì xuất hiện các biểu hiện ngộ độc. Tuy nhiên, để khẳng định nguyên nhân cuối cùng cần có kết quả từ Viện Pasteur Nha Trang.

Đọc thêm

Đắk Nông 'quay quắt' trong nắng hạn

Đắk Nông 'quay quắt' trong nắng hạn
(PLVN) - Tình trạng nắng nóng kéo dài, hạn hán tại Đắk Nông ngày càng khốc liệt khiến hàng chục hồ, đập chứa nước trên địa bàn cạn kiệt nguồn nước. Trước tình trạng trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Nông đề nghị Trung ương hỗ trợ hơn 1.900 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa và đầu tư các công trình thủy lợi mới.

Hình thành khu đô thị phát thải thấp - cần tìm giải pháp đột phá

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có nhiều thuận lợi để triển khai thí điểm vùng phát thải thấp. (Ảnh: Phạm Hùng)
(PLVN) - Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí và thúc đẩy phát triển bền vững, các đô thị như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã bước đầu hình thành các khu vực phát thải thấp. Những vùng này được thiết kế nhằm hạn chế sự lưu thông của các phương tiện phát thải cao và tạo điều kiện cho giao thông xanh phát triển. Dù vậy, để các chính sách đi vào thực tiễn hiệu quả, cần có những giải pháp tổng thể và đột phá hơn.