208 quầy sạp của chợ Hòa Phát, chỉ thu hút… hơn 10 hộ kinh doanh

Chợ Hòa Phát được xây dựng năm 2016 trên diện tích 4.000m2 với mức đầu tư 10 tỷ đồng. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
Chợ Hòa Phát được xây dựng năm 2016 trên diện tích 4.000m2 với mức đầu tư 10 tỷ đồng. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Được đầu tư xây dựng hơn 10 tỷ đồng, chợ Hòa Phát (phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) kỳ vọng là nơi mua bán, giao thương cho hơn 15.000 hộ dân phía Tây TP. Thế nhưng sau khi hoàn thành, chợ rơi vào cảnh vắng vẻ, nhiều tiểu thương rời bỏ, hoặc quay về nơi cũ để buôn bán tạm bợ, lấn chiếm vỉa hè.

Chợ Hòa Phát được xây dựng năm 2016 trên diện tích 4.000m2 với mức đầu tư 10 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách TP 50%, còn lại từ vốn do UBND quận Cẩm Lệ huy động các hộ kinh doanh trong chợ và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Chợ bố trí 208 quầy sạp và ki ốt, mục đích phục vụ hơn 15.000 hộ dân. Chợ có quy mô loại 3, được Ban Quản lý chợ quận Cẩm Lệ (BQL) đề xuất xây dựng thành chợ kiểu mẫu, kỳ vọng trở thành trung tâm mua sắm, giao thương quan trọng ở khu vực phía Tây TP. Thế nhưng, từ khi khánh thành vào cuối 2017 đến nay, chợ dần hoạt động kém hiệu quả, nhiều tiểu thương đã bỏ đi nơi khác.

Ghi nhận thực tế thời gian qua, khu chợ Hòa Phát luôn trong tình trạng tiêu điều, buôn bán ế ẩm, nhiều gian hàng bỏ không. Ở khu vực chính đóng kín cửa, nhiều người còn đưa cả ô tô vào đỗ. Hiện chỉ có khoảng hơn 10 hộ “bám trụ” ở khu vực rau củ quả, thịt,... và cho hay rất ế ẩm.

Các tiểu thương cho biết, nguyên nhân chợ ế khách vì địa điểm không thuận tiện, dân cư ít. Khu vực quanh chợ có nhiều địa điểm buôn bán tự phát nên người dân không vào mua. Bên cạnh đó, sau đại dịch Covid-19, nhiều người dân có chọn thói quen chuyển sang mua sắm online hơn là ra chợ truyền thống. Vì thế, nhiều tiểu thương quay về “chợ Chiều” trong hẻm 334 Tôn Đản và tiếp tục lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán.

Theo ông Đoàn Văn Hòa, Trưởng BQL, ngay sau khi hoàn thành xây dựng chợ, địa phương đã lập đội ngũ cán bộ, nhân viên, đầu tư các phương tiện bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, PCCC cùng nhiều giải pháp vận động, hỗ trợ, đôn đốc các hộ kinh doanh về chợ. Địa phương cũng mua sắm, trang bị thêm các tiện nghi như mái che, bạt kéo đồng bộ mỹ quan, hệ thống điện nước thuận lợi, tạo điều kiện để tiểu thương yên tâm buôn bán. BQL thậm chí đóng mới toàn bộ bàn ghế inox với kích thước theo quy chuẩn, tạo nét khác biệt. Vậy nhưng chợ vẫn ế.

Chợ Hòa Phát nay chỉ còn hơn 10 hộ kinh doanh rau củ, có người còn mang cả ô tô vào để trong chợ.

Chợ Hòa Phát nay chỉ còn hơn 10 hộ kinh doanh rau củ, có người còn mang cả ô tô vào để trong chợ.

Để thu hút tiểu thương đến chợ và thu hút khách, BQL cho biết đang vận động các sạp hàng tại đây tăng cường văn minh thương mại, giá cả cạnh tranh hợp lý, lấy sự hài lòng của người tiêu dùng làm tôn chỉ hoạt động. BQL đề xuất hỗ trợ, miễn, giảm các khoản phí, thuế, dịch vụ… để thu hút tiểu thương, tạo điều kiện buôn bán tốt nhất. Cùng với đó, UBND quận Cẩm Lệ cũng hỗ trợ bằng cách thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại chợ Hòa Phát; tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí nhằm tạo không khí sôi động; hỗ trợ kích cầu bằng các tháng bán hàng ưu đãi, giảm giá, mời gọi nhà đầu tư, các nhãn hàng tổ chức chương trình khuyến mãi tại chợ...

Ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch UBND quận thông tin thêm, với tình trạng tụ tập buôn bán tại chợ tạm, chợ cóc trên địa bàn, bên cạnh việc tuyên truyền vận động để tiểu thương tập trung về chợ Hòa Phát, địa phương sẽ tiếp tục xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự đô thị, lập lại an toàn giao thông, mỹ quan và bảo đảm công bằng cho tiểu thương hiện đang kinh doanh tại chợ mới.

Đọc thêm

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết
(PLVN) - Kỳ họp lần thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X (diễn ra ngày 9-10/12) đã thông qua 31 Nghị quyết quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Bình Định xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Sáng 10/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền.

Ông Phạm Đức Ấn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định cho ông Phạm Đức Ấn.
(PLVN) - Theo Quyết định của Ban Bí thư, ông Phạm Đức Ấn - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.

TP Hồ Chí Minh: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP HCM khai mạc Kỳ họp 20 khóa X. Theo báo cáo kết quả thực hiện chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15”, một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cao nguyên Mộc Châu giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Cán bộ tín dụng NHCSXH Mộc Châu thăm hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng vốn chính sách để giảm nghèo, ổn định đời sống. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Huyện Mộc Châu (Sơn La) có 88% diện tích là núi đồi bát úp hẹp và dốc, hơn nữa, nơi đây có nhiều xã bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo, nhất là tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, làm cho công cuộc giảm nghèo đã khó càng thêm khó. Nhưng cũng chính những khó khăn đó là minh chứng rõ ràng về sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của những người làm tín dụng chính sách suốt 22 năm qua ở Mộc Châu.

Chuẩn y Phó Bí thư Huyện ủy Châu Thành

 Chuẩn y Phó Bí thư Huyện ủy Châu Thành
(PLVN) - Ngày 9/12, Huyện ủy Châu Thành (tỉnh Kiên Giang) tổ chức công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chuẩn y nhân sự giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Châu Thành.

Thu ngân sách của tỉnh Hải Dương cao nhất từ trước tới nay

Ngày 9/12, HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII khai mạc Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp thường lệ cuối năm)
(PLVN) - Ngày 9/12, HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII khai mạc Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp thường lệ cuối năm). Theo báo cáo tại kỳ họp, trong năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương đã đạt được nhiều thành quả nổi bật. Ngoài việc tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, năm vừa qua địa phương cũng vượt dự toán thu ngân sách nhà nước, đạt cao nhất từ trước đến nay.