2.000 vụ bạo lực trẻ em mỗi năm mới chỉ là thống kê?

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn.
(PLO) - Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đưa ra tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại QH sáng nay (5/6).

Tại phiên họp, vấn đề bạo lực trẻ em được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, đặt câu hỏi.

Theo Báo cáo Những vấn đề liên quan đến nội dung chất vấn tại kỳ họp thứ 5, QH khóa XIV được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gửi tới QH trước phiên họp, theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2018, trên toàn quốc phát hiện 682 vụ xâm hại 735 em, trong đó xâm hại tình dục là 572 vụ và 562 em bị xâm hại.

“Trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình (bố đẻ, bố dượng, anh, em họ...) là 21,3%; bởi thầy giáo, nhân viên nhà trường là 6,2%; bởi người quen, hàng xóm là 59,9%, người lạ là 12,6%”, báo cáo cho hay. Vẫn theo báo cáo, việc xử lý một số vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại trẻ em chưa được giải quyết kịp thời, chưa thỏa đáng, còn kéo dài dẫn đến bức xúc trong xã hội.

Đặt câu hỏi chất vấn tại phiên họp, ĐB Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng) nêu về tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em gia tăng thời gian qua, từ cả thành thị đến nông thôn. ĐB Tạo cho rằng khung hành lang pháp lý của chúng ta đã được quan tâm nhưng cử tri vẫn băn khoăn chưa đủ sức răn đe để bảo vệ trẻ em. “Bộ trưởng có suy nghĩ và giải pháp gì để giải quyết tình trạng trên?”, ĐB Tạo hỏi.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, tại Việt Nam, mỗi năm bình quân xảy ra khoảng 2.000 vụ bạo lực.

Tuy nhiên, ông Dung cũng thừa nhận đây là con số thống kê còn cá nhân ông cho rằng con số có thể tăng thêm vì nhiều trường hợp không được thông tin.

Về khung pháp lý, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định chúng ta hoàn toàn đầy đủ khung pháp lý được quy định trong Luật Trẻ em, Nghị định 61.

“Đặc biệt là sau khi tình hình bạo lực xâm hại tình dục trẻ em gia tăng, Thủ tướng đã có Chỉ thị 18, quy định và phân công rất rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Chúng ta cũng đã tiến hành nhiều giải pháp khác nhau, từ tuyên truyền vận động, mở đường dây nóng 111 và xử lý nghiêm một số vụ việc. Đặc biệt, một số vụ việc nổi cộm, trực tiếp lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước có ý kiến. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội cũng đã trực tiếp đôn đốc theo dõi các vấn đề này”, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Dung, gần đây đã xuất hiện một số vụ việc có tính chất phức tạp, hơn gây bức xúc cho xã hội.

“Thái độ của chúng tôi là cả xã hội lên án hành vi này. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát lại toàn bộ hệ thống pháp luật của chúng ta và cụ thể hóa hơn trách nhiệm của từng ngành, đặc biệt là trách nhiệm tăng cường phối hợp, hiệp đồng, đề cao trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc bảo vệ các em”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Tranh luận tại phiên họp, ĐB Lê Thị Nga (Đoàn Thái Nguyên) bày tỏ nghi vấn về tính xác thực của con số 2.000 được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đưa ra vì báo cáo của các cơ quan tư pháp cho rằng riêng các vụ xâm hại tình dục nhằm vào trẻ em mỗi năm đã là 1.500 vụ. ĐB Lê Thị Nga cũng đề nghị Bộ trưởng Đào Ngọc Dung với tư cách bộ trưởng đồng thời là Phó chủ nhiệm ủy ban quốc gia về trẻ em cho biết các giải pháp mạnh mẽ để chặn đứng tình trạng này.

Cũng quan tâm vấn đề này, ĐB Nguyễn Quang Tuấn (Đoàn Hà Nội) nêu thực trạng các vụ xâm hại tình dục trẻ em có tỉ lệ lớn là do hàng xóm, người thân gây ra và đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp căn cơ để ngăn ngừa tình trạng đau lòng này.

Chiều nay, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung dự kiến sẽ trả lời các câu hỏi trên.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...