20 năm triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị: Kiều bào đồng hành cùng sự phát triển của đất nước - Kỳ 3: Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Bác Hồ đón kiều bào Thái Lan tại cảng Hải Phòng năm 1960. (Ảnh Tư liệu)
Bác Hồ đón kiều bào Thái Lan tại cảng Hải Phòng năm 1960. (Ảnh Tư liệu)
(PLVN) - Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn gắn bó với quê hương, đất nước, đồng hành, sát cánh cùng đồng bào trong nước, nhất là khi đất nước gặp khó khăn, từ đó lan tỏa giá trị, hình ảnh đẹp về truyền thống đoàn kết, “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc.

Chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới bà con kiều bào, coi đây là một phần “máu thịt của quê hương” đang sống xa đất nước. Đầu năm 1946, trong Thư chúc Tết gửi kiều bào, Bác đánh giá cao tấm lòng của kiều bào tuy ở nơi đất khách quê người nhưng vẫn dành tình yêu cho Tổ quốc. Đồng thời, Người khẳng định: “Tổ quốc và Chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng. Đó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà”.

Trong chuyến thăm Pháp năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian gặp gỡ, thăm hỏi, động viên kiều bào. Bác nhắn nhủ mỗi kiều bào phải là một đại sứ nhân dân của Việt Nam, thi đua phấn đấu, cùng nhau góp sức vào sự nghiệp chung của cả dân tộc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, một số trí thức kiều bào sau đó đã quyết định từ bỏ cuộc sống sung túc, với địa vị, uy tín ở nước ngoài để trở về nước, trực tiếp góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều người đã trở thành những nhà khoa học đầu ngành, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc như Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa; Giáo sư, Bác sĩ Trần Hữu Tước; Giáo sư Lương Định Của; Giáo sư Đặng Văn Ngữ; Kỹ sư Võ Quý Huân; Kỹ sư Võ Đình Quỳnh… Đồng thời, Bác cũng đã cùng Đảng và Chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi để đón tiếp kiều bào trở về quê hương, tham gia xây dựng đất nước.

Từ tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, sự quan tâm và chú trọng phát huy nguồn lực kiều bào của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNƠNN) là bộ phận không tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam và luôn quan tâm tới công tác kiều bào với nhiều nghị quyết, chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy công tác này. Điển hình là Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNƠNN; Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với NVNƠNN trong tình hình mới.

Từ chủ trương thúc đẩy toàn diện công tác đối với NVNƠNN được Đại hội XIII của Đảng đề ra, Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác NVNƠNN trong tình hình mới đã nêu rõ yêu cầu và những nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, đó là phải thể hiện rõ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng NVNƠNN. Mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Đề án Phát huy nguồn lực của NVNƠNN phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới. Các chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể đã được thể chế hóa, được các cơ quan, Bộ, ban, ngành, địa phương triển khai. Qua đó, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học - công nghệ, hoạt động văn hóa - nghệ thuật…

Trong các chuyến công tác nước ngoài hay trong những lần kiều bào về nước, các Lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn dành thời gian tiếp xúc, gặp gỡ, trò chuyện thân tình với bà con để hiểu hơn về cuộc sống, những khó khăn, vất vả của bà con ở nước ngoài, kịp thời động viên bà con nỗ lực vươn lên, hòa nhập tốt vào xã hội sở tại, đóng góp cho quê hương tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mình. Những cuộc gặp gỡ đó thể hiện tình cảm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với bà con, là sự nhớ thương đồng bào, là “nhân tâm thiên lý”, là “tình nghĩa một nhà” như Bác Hồ từng căn dặn.

Những đóng góp khó có thể đong đếm

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao tiền ủng hộ phòng, chống dịch của cộng đồng người Việt Nam và doanh nghiệp tại Thụy Sĩ cho Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến vào năm 2021. (Ảnh: Dương Tiêu).

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao tiền ủng hộ phòng, chống dịch của cộng đồng người Việt Nam và doanh nghiệp tại Thụy Sĩ cho Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến vào năm 2021. (Ảnh: Dương Tiêu).

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước càng làm cho bà con kiều bào thêm gắn bó với quê hương. Nói đến sự đóng góp của bà con với quê hương, không thể không nhắc đến sự đồng hành với đất nước trong những giai đoạn khó khăn, ví dụ như trong đại dịch COVID-19. Khi đó, dù cũng gặp khó khăn nhưng bà con vẫn chia sẻ, đồng hành cùng Chính phủ và Nhân dân trong nước. Thống kê cho thấy, bà con đã quyên góp ủng hộ trong nước khoảng 80 tỷ đồng cùng nhiều trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch và Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19; tích cực phối hợp với các cơ quan đại diện tham gia triển khai “ngoại giao vaccine”; phát động các chiến dịch ủng hộ quê nhà… Nổi bật là bà Aurelia Nguyễn, người giữ cương vị điều hành tổ chức COVAX, đã đồng hành cùng Việt Nam trong phòng, chống dịch thông qua việc hỗ trợ tiếp cận các nguồn vaccine trong thời điểm khó khăn nhất của dịch bệnh.

Ở những thời điểm trong nước xảy ra thiên tai, bão lũ, kiều bào cũng luôn đồng hành, vận động quyên góp, hỗ trợ. Ví dụ, năm 2020, cộng đồng NVNƠNN đã tổ chức quyên góp, gửi về hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, sạt lở đất ở miền Trung hàng chục tỷ đồng.

Những nghĩa cử cao đẹp, đóng góp của kiều bào về sáng kiến, kinh nghiệm, tri thức hay bằng việc kết nối những quan hệ, giúp Việt Nam tiếp cận được những nguồn lực khác của thế giới để vượt qua những giai đoạn khó khăn, thách thức, đưa đất nước ngày càng phát triển khó có thể đong đếm được bằng những con số. Việc bà con hỗ trợ, chung tay giúp đỡ khi quê hương gặp khó khăn cũng thể hiện tính nhân văn, truyền thống đùm bọc “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam và là biểu hiện rõ ràng nhất của việc dù có đi đâu, làm gì thì người Việt Nam vẫn luôn nhớ đến và hướng về quê hương. Điều này cũng là bằng chứng sinh động nhất cho thấy, NVNƠNN là “bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.

Những chuyến đi gắn kết kiều bào với quê hương

Thời gian qua, nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm thắt chặt sự gắn kết của kiều bào với quê hương cũng đã được triển khai. Điển hình như Ủy ban Nhà nước về NVNƠNN, Bộ Ngoại giao từ năm 2012 đến nay đã tổ chức 11 chuyến tàu, đưa khoảng gần 600 đại biểu kiều bào từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tới thăm Trường Sa và Nhà giàn DKI. Được đặt chân lên mảnh đất quê hương, trực tiếp đến thăm những chiến sỹ, người dân đang ngày đêm bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không ít kiều bào, kể cả những kiều bào trước đây có định kiến đã xúc động sâu sắc, thay đổi nhận thức và hành động. Họ đã khoác trên mình lá cờ đỏ sao vàng, công khai ủng hộ đất nước và trở thành những sứ giả lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc tới đông đảo NVNƠNN.

Trong các chuyến đi, bà con cũng đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, đóng góp về cả vật chất và tinh thần, hướng về biển đảo quê hương. Trong đó, về vật chất, từ năm 2012 đến năm 2024, cộng đồng NVNƠNN đã quyên góp ủng hộ đóng xuồng chủ quyền, đóng góp mua quà là hiện vật và nhu yếu phẩm gửi tặng các điểm đảo và Nhà giàn DKI…, tổng số tiền ủng hộ lên tới gần 30 tỷ đồng. Các hoạt động của kiều bào đã góp phần tuyên truyền mạnh mẽ đến cộng đồng NVNƠNN và cộng đồng quốc tế về chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Hay như chương trình Trại hè Việt Nam được tổ chức đến nay là tròn 20 năm, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ kiều bào ở khắp nơi trên thế giới về nước tìm hiểu truyền thống, văn hóa lịch sử của dân tộc và giao lưu, tăng cường đoàn kết trong cộng đồng và giữa cộng đồng với quê hương.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình. (Ảnh: PV)

Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình. (Ảnh: PV)

Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình, hiện là Chủ tịch Hội Liên lạc với NVNƠNN cho biết, vào năm 2004, khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với NVNƠNN, chúng ta có 2,7 triệu NVNƠNN nhưng đến nay, cộng đồng đã lên tới gần 6 triệu. Không chỉ lớn mạnh về số lượng, quy mô mà cộng đồng cũng đã có những sự thay đổi về “chất”. Hàm lượng tri thức của cộng đồng hiện rất lớn, với đa số kiều bào trẻ được học hành rất đàng hoàng, làm việc trong các cơ sở nghiên cứu, giáo dục, kinh doanh sở tại.

Sự gắn bó của bà con với đất nước rất khăng khít, một phần do phương tiện đi lại hiện nay dễ dàng hơn trước. Đặc biệt, nước ta hiện có vai trò, vị thế ngày càng cao, có quan hệ với gần như tất cả các nước trên thế giới, trong đó có nhiều nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện, đối tác toàn diện… “Khi quan hệ giữa Việt Nam với các nước tốt lên như vậy thì bà con càng có điều kiện để về thăm đất nước, hướng về đất nước. Tình hình trong nước phát triển nên nhiều người trẻ có xu hướng trở về, làm việc trong nước. Tất cả những điều này giúp bà con gắn bó với đất nước hơn”, ông Nguyễn Phú Bình cho hay.

Đọc thêm

70 năm Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Bác Hồ

Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã cùng cả nước lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cân nhắc, thận trọng trong xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024.

Tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về hóa chất

Toàn cảnh Phiên thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ thực tiễn các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vừa diễn ra, một số ý kiến đề nghị có các quy định rõ ràng, tăng cường chế tài xử phạt nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tại dự thảo Luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.